Vua tỏi Lý Sơn và ước mơ ‘siêu phẩm’ 5 triệu/kg

Tỏi Lý Sơn - thương hiệu nông sản của huyện đảo Lý Sơn từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước.

 Tỏi Lý Sơn - thương hiệu nông sản của huyện đảo Lý Sơn từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Những nông dân ở đây đang mơ ước làm nên những đặc sản cao cấp, hiếm có tầm 'siêu phẩm' bán 4 -5 triệu/kg.

"Vua tỏi" Lý Sơn

Với những điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng, khí hậu, cùng với sự quý hiếm của giống cây, tỏi Lý Sơn nhiều năm nay là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân huyện đảo. Rất nhiều hộ gia đình đã xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ cây tỏi.

Mức giá bán ở Lý Sơn giao động từ 60.000-80.000 đồng/kg tỏi khô. Với những tỏi loại A (loại 1, mẩy, không bị mốc, lép), một kg tỏi được người dân bán với mức giá 100.000 đồng/kg.

Tỏi Lý Sơn thơm, có vị cay đặc trưng, củ nhỏ, đều, các dánh tỏi (tép tỏi) rất đều nhau. Khi phơi khô, tỏi Lý Sơn có thể để lâu được 4-5 tháng trong điều kiện khô thoáng mà không bị lên mầm như các loại tỏi khác.

Gia đình anh Dương Quận (xã An Vĩnh) có 5 sào đất để trồng tỏi. Một vụ, gia đình anh thu hoạch từ 3-4 tấn tỏi tươi.

tỏi, Lý-Sơn, đặc-sản, Quảng-Ngãi, nông-sản, nông-dân, đầu-tư, tiền-triệu, siêu-phẩm

Anh Dương Quận (xã An Vĩnh) - người có mệnh danh "vua tỏi Lý Sơn".

Đây cũng là nguồn thu chính của gia đình anh Quận, vì anh tập trung vào công việc trồng và thu mua tỏi.

Anh Quận cũng được mệnh danh là "vua tỏi Lý Sơn", khi anh là một trong những đại lý thu mua tỏi lớn nhất của huyện đảo, sau đó phân phối vào đất liền, bán tại các siêu thị rộng khắp cả nước.

"Mỗi năm, gia đình tôi thu mua được trên dưới 20 tấn tỏi. Sau khi phơi khô, tỏi được phân loại thành tỏi loai 1-2-3. Giá bán cũng căn cứ theo mức phân loại này" - anh Quận cho biết.

Tỏi Lý Sơn còn có một đặc điểm độc đáo khác, đó là giống tỏi một dánh (một tép). Với loại tỏi này, giá bán tại huyện đảo Lý Sơn ở mức 800.000-1.000.000 đồng/kg.

tỏi, Lý-Sơn, đặc-sản, Quảng-Ngãi, nông-sản, nông-dân, đầu-tư, tiền-triệu, siêu-phẩm
tỏi, Lý-Sơn, đặc-sản, Quảng-Ngãi, nông-sản, nông-dân, đầu-tư, tiền-triệu, siêu-phẩm

"Công nghệ" trồng tỏi trên huyện đảo Lý Sơn.

Ước mơ lên đời

Đã từng có tin đồn về việc, nhiều thương lái "mượn" thương hiệu tỏi Lý Sơn bằng cách nhập các loại tỏi ở các vùng miền khác ra huyện đảo, sau đó đảo lẫn với tỏi Lý Sơn để bán kiếm lời.

Nguyên nhân chính, vì tỏi Lý Sơn đắt gấp 4-5 lần so với các loại tỏi thông thường. Đó là chưa nói đến "tỏi một tép" có mức giá đắt gấp chục lần so với những loại tỏi thường có nhiều dánh.

Với kinh nghiệm của mình, anh Quận nói: "Mánh khóe trên chỉ có thể qua mặt được người mua, chứ người Lý Sơn rất dễ phân biệt. Chỉ cần bẻ đôi dánh tỏi, ngửi mùi là biết đó có phải tỏi Lý Sơn hay không. Nhiều người, chỉ cần cầm củ tỏi, quan sát hình dáng là nhận biết được".

Tỏi một tép cũng cùng giống tỏi Lý Sơn, trồng trong điều kiện bình thường, không có gì khác biệt. Tuy nhiên, một ruộng tỏi Lý Sơn chỉ có khoảng 1kg tỏi một dánh, phải mất thời gian chọn lọc, nhặt ra từ cả ruộng tỏi. 

Những năm mất mùa, tỏi một dánh xuất hiện càng nhiều. Đó là lý do vì sao tỏi một dánh của Lý Sơn đắt gấp chục lần so với tỏi thông thường.

Trên khu ruộng trồng tỏi liền kề với Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chị Nguyễn Thị Thu - một người dân trong huyện đảo, đang cặm cụi làm đất cho vụ tỏi mới. 

tỏi, Lý-Sơn, đặc-sản, Quảng-Ngãi, nông-sản, nông-dân, đầu-tư, tiền-triệu, siêu-phẩm

Tỏi Lý Sơn có giá đắt gấp 4-5 lần so với các loại tỏi thông thường

Theo chị Thu, "công nghệ" trồng tỏi Lý Sơn rất đặc biệt.

Vì trên đảo nên thiếu đất, thiếu nước ngọt, một ruộng tỏi sẽ được rải một lớp đất màu (đất thịt) mang từ đất liền ra. Đất này đã được trộn với phân bón, sau đó sẽ đưa tỏi giống xuống.

Một lớp đất cát (cát trắng) rất mịn, dày chừng một đốt ngón tay được phủ bên trên. Lớp đất cát này chính là yếu tố làm nên hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn, ngoài sự riêng biệt của giống.

Vài năm gần đây, người dân Lý Sơn đã đầu tư xây dựng hệ thống tưới nước khoa học hơn, đó là bố trí các đường ống nhựa chia ô dọc ngang trên khoảng ruộng, với vòi phun nhô cao trên mặt ruộng chừng 50 cm.

"Cách thức tưới như thế đảm bảo độ ẩm cho phép, và cũng giúp tiết kiệm được nước ngọt, nhất là vào mùa khô, huyện đảo thiếu nước vì không có mưa" - anh Quận giải thích.

Ruộng trồng tỏi ở Lý Sơn chủ yếu là ruộng "nhân tạo". Người dân dọn mặt bằng vừa phải, sau đó phủ các lớp đất - cát chồng lên nhau.

"Chúng tôi đang tiếp cận công nghệ chế biến tỏi đen. Cách thức làm, đó là lên men củ tỏi bằng một số hợp chất. Giá một kg tỏi đen trên thị trường ở mức 5-6 triệu đồng, gấp cả trăm lần so với giá tỏi Lý Sơn hiện tại. Tuy nhiên, rất khó để chúng tôi tiếp cận công nghệ, nếu như không có dự án của huyện hay của tỉnh Quảng Ngãi" - anh Quận tâm sự.

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.