- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xây cao ốc chọc trời Việt Nam - Đòn "chí tử" với Keangnam?
Giới chuyên gia cho rằng, công ty Keangnam đã vay nợ quá nhiều để xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower dẫn đến mất cân đối tài chính, khởi đầu cho hàng loạt những khó khăn sau này.
Giới chuyên gia cho rằng, công ty Keangnam đã vay nợ quá nhiều để xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower dẫn đến mất cân đối tài chính, khởi đầu cho hàng loạt những khó khăn sau này.
Trong những ngày gần đây, thông tin về việc toà án Hàn Quốc rao bán toà nhà Keangnam Hanoi Landmark cao 72 tầng tại Việt Nam với mức giá gần 800 triệu USD tràn ngập trên khắp các trang báo. Thời gian quá ngắn ngủi với chưa đầy 5 năm đi vào hoạt động, toà nhà này đã phải rơi vào cảnh “sang tên đổi chủ” đã gây tiếc nuối cho không ít người.
Keangnam Landmark Tower cao 72 là toà nhà cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại với vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ USD. Công trình được khởi công từ năm 2008, được xây dựng với mục đích kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010). Đây cũng là dự án lớn nhất của công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Keangnam Hanoi Landmark Tower được đánh giá là tham vọng liều lĩnh của cố Chủ tịch Sung Wan-jong bởi để đầu tư dự án này, Keangnam gần như đã đặt cược số phận của chính mình. Mặc dù bắt đầu gặp khó khăn từ năm 1999 và bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng với nước bài tại cao ốc cao nhất Việt Nam "số phận" của Keangnam mới chính thức được "định hình".
Giới chuyên gia cho rằng, công ty đã vay nợ quá nhiều để xây dựng toà nhà dẫn đến mất cân đối tài chính, khởi đầu cho hàng loạt những khó khăn sau này. Cụ thể, Keangnam đã đầu tư 1.200 tỷ won (hơn 1 tỷ USD) để xây dựng toà nhà này, trong đó số tiền đi vay nợ là 530 tỷ won từ các ngân hàng lớn tại Hàn Quốc là Shinhan Bank, Korea Eximbank, Woori Bank và ngân hàng nông nghiệp.
Tại Việt Nam, tập đoàn xây dựng Keangnam bắt đầu hoạt động từ năm 2007, nằm trong chính khoảng thời gian hoạt động kinh doanh của Keangnam gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo tài chính, Keangnam thua lỗ gần 311 tỷ won trong năm 2013 và 408,4 tỷ won trong năm 2014. Cổ phiếu của Keangnam thời kỳ đỉnh cao lên tới 225.000 won trong năm 1994 nhưng chỉ còn 113 won vào trước thời điểm bị ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Korea Exchange.
Theo những cáo buộc, cũng trong khoảng thời gian này Keangnam Enterpreses đã có những gian lận sổ sách kế toán nhằm che giấu nợ trong suốt những quá trình thi công xây dựng để có thể tiếp cận được với các nguồn vốn vay từ ngân sách Chính phủ và các tổ chức tư nhân khác nhằm có tiền thực hiện dự án bất động sản ở nước ngoài.
Sự kỳ vọng lớn của Keangnam với toà nhà cao nhất Việt Nam thể hiện khá rõ trong một vụ cá cược để đời của tập đoàn này tại đây. Năm 2008, dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower từng gây xôn xao dư luận khi cam kết hoàn thành các toà tháp trước dịp Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội nếu không sẽ chịu mất 100 tỷ đồng. Chủ đầu tư cũng cho hay, trong trường hợp bị phạt vì không đúng tiến độ, toàn bộ số tiền sẽ được dùng cho mục đích từ thiện.
Nói thêm về việc bán cán căn hộ tại cao ốc Keangnam, năm 2008, bắt đúng đỉnh của cơn sốt bất động sản Việt Nam, giá căn hộ tại đây được rao bán ở mức cao kỷ lục khoảng 3.000 USD/m2, đẩy giá căn hộ lên tới 7-8 tỷ đồng/căn. Keangnam được cho là đã thu về 3.500 tỷ đồng từ việc bán căn hộ. Tuy nhiên do những sai phạm liên quan tới hành vi chuyển giá, năm 2013 Keangnam đã bị truy thu 95,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bán căn hộ này.
Khi toà nhà đi vào hoạt động, Keangnam nổi đình nôỉ đám khi bị hàng trăm cư dân sống tại đây tố cáo “bóc lột” cư dân khi thu hàng loạt các loại phí “khủng”. Năm 2012, chủ đầu tư này còn doạ cắt điện, cắt thang máy dân cư rồi tuyên bố trả lại toà nhà cho thành phố Hà Nội vì lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành toà nhà.
Có nhận định cho rằng, ngày trước khi kí hợp đồng bán căn hộ cho cư dân, Keangnam cam kết làm theo quy định của nhà nước vì tính rằng có thể thu lời từ việc bán các dịch vụ gia tăng khác để bù đắp lại chi phí vận hành. Tuy nhiên, cư dân vắng vẻ, dịch vụ ế ẩm nên đành phải quay qua áp hàng loạt mức phí đắt đỏ cho cư dân để mong thu đủ bù chi.
Được thành lập từ năm 1951, Keangnam Enterprise là một công ty xây dựng, nằm trong danh sách 20 công ty lớn nhất Hàn Quốc. Tháng 2/1973, Keangnam trở thành doanh nghiệp xây đựng đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc. Đây cũng là công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc tiến ra thị trường nước ngoài và chính thức ký kết được hợp đồng đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1965. Sau Thái Lan, công ty tiếp tục mở rộng đến Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia vào năm 1970.
Dẫu đi cùng với nhiều tai tiếng nhưng công trình tỷ đô Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội vẫn được biết đến với thương hiệu đẳng cấp làm nên toà nhà cao tầng và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Việc Keangnam có thể thay đổi chủ được đánh giá là một viễn cảnh không mấy sáng của với một chủ đầu tư từng được mệnh danh là nhiều tiềm lực, xây dựng một biểu tượng tại Việt Nam.
Theo Dân Trí
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.