Bộ GD-ĐT tiếp tục yêu cầu ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau

Ngày 2311, Bộ GDĐT đã có văn bản gửi tới các Sở GDĐT yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau. Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở thống kê cụ thể các vụ việc học sinh đánh nhau và kết quả xử lý.

Ngày 23/11, Bộ GD-ĐT đã cóvăn bản gửi tới các Sở GD-ĐT yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn tìnhtrạng học sinh đánh nhau. Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở thống kê cụ thể các vụviệc học sinh đánh nhau và kết quả xử lý.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT TrầnQuang Quý, trong thời gian vừa qua, tình trạng học sinh phổ thông tham giađánh nhau tiếp tục diễn biến phức tạp. Điển hình là các vụ học sinh dùnghung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánhnhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dưluận xã hội.

Do vậy, Bộ yêu cầu các sở tăng cường thựchiện công tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằmnâng cao nhận thức, ý thức của học sinh trong việc “nói không với hànhvi bạo lực” và các giải pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhaumang tính bạo lực.

Đặc biệt, chủ động làm việc với cơ quan công an, hội cha mẹ học sinh,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học,Hội Cựu giáo chức... ở địa phương xây dựng kế hoạch phối hợp để chỉ đạocác nhà trường cùng các đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các giảipháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đánhnhau mang tính bạo lực và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, các đơn vị giáo dục cần tổ chức sơ kết học kỳ I năm học2010-2011 về tình hình thực hiện công tác phòng ngừa từ xa và ngăn chặntình trạng học sinh đánh nhau, có thống kê cụ thể các vụ việc xảy ra vàkết quả xử lý, gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 15/12/2010.
 
Theo HồngHạnh
Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.