Cái tát làm nát... cuộc đời

Tiến nhờ em họ của mình là Phạm Thị Băng Tâm (SN 1993, học sinh lớp 10 Trường THPT Lạc Long Quân, TP.Hòa Bình) viết và ký hộ luôn thay mẹ Tiến. Do chị Lâm không đồng ý và yêu cầu Tiến phải viết lại, nên cháu Tâm đã bực tức, và có thái độ hỗn láo.

Vì một cái tát,chị Lâm vướng vào vòng lao lý và khiến người chồng đang phát bệnh ung thưgiai đoạn cuối phải muộn phiền rồi ra đi trước khi vợ mình được giải oan.

Sau năm rưỡi sa vào laolý vì “tội” tát cháu bé hàng xóm gây chấn thương sọ não, tổn hại 21% sứckhỏe, đến nay chị Phạm Thị Lâm (ở tổ 17 phường Tân Thịnh, TP.Hòa Bình -Hòa Bình) được đình chỉ điều tra, phục hồi các quyền lợi. Tuy nhiên, chịLâm đang mỏi mòn trông đợi vì các cơ quan tố tụng TP.Hòa Bình xin lỗi,minh oan cho chị; và những người làm oan người vô tội phải bị trừng trịtrước pháp luật.

 Tantác cửa nhà

Trước khi xảy ra vụ kỳ ántrên, chị Phạm Thị Lâm là kế toán thuộc Tổng Cty Sông Đà, chồng chị làTrưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, gia đình rất thành đạt vàhạnh phúc. Bi kịch xảy ra vào sáng 8-6-2008, chị Lâm phát hiện cháu Tiến(hàng xóm) lại có hành vi vào trộm đồ nên đã sang gặp gia đình Tiến nhắcnhở, yêu cầu Tiến viết bản kiếm điểm.

Cái tát làm nát... cuộc đời
Chị Phạm Thị Lâm

Tiến nhờ em họ của mìnhlà Phạm Thị Băng Tâm (SN 1993, học sinh lớp 10 Trường THPT Lạc LongQuân, TP.Hòa Bình) viết và ký hộ luôn thay mẹ Tiến. Do chị Lâm khôngđồng ý và yêu cầu Tiến phải viết lại, nên cháu Tâm đã bực tức, và cóthái độ hỗn láo.

Trong lúc nóng giận, chịLâm tát cháu Tâm một cái cảnh cáo. Sự việc chỉ có vậy, nhưng ngày hômsau, cháu Tâm được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bìnhđiều trị, một ngày sau thì ra viện, và ngay lập tức, gia đình cháu Tâmcó đơn đề nghị trưng cầu giám định pháp y.

Theo Kết luận giám địnhsố 1445/C21/P7 của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, cháu Tâm bị tổnhại 21% sức khỏe.

Lập tức, chị Lâm bị tạmđình chỉ sinh hoạt Đảng, tạm đình chỉ công tác để phục vụ công tác điềutra về tội “Cố ý gây thương tích”. Từ đây, gia đình nhỏ của chị Lâm tannát do chị sa vào lao lý.

Đúng thời điểm này, chồngchị Lâm phát bệnh ung thư giai đoạn cuối nên chị vừa phải chăm sóc chồngtrong Bệnh viện K (Hà Nội), vừa phải có mặt theo giấy triệu tập của cơquan điều tra, vừa đội đơn kêu oan.

Bệnh tình của chồng chịLâm ngày càng nặng hơn, thời gian sống bị rút ngắn hơn do phải suy nghĩ,thương xót nỗi oan trái, bất công của vợ. Và rồi, anh đã qua đời khichưa kịp đợi đến ngày vợ mình được minh oan...

Mỏi mòn chờ công lý

Ngày 16-6-2008, Công anTP.Hòa Bình ra Quyết định trưng cầu giám định đối với cháu Tâm, theo đó,tài liệu gửi kèm theo để giám định chỉ có duy nhất một bản phô tô giấychứng thương số 136, do Trung tâm Pháp y Hòa Bình cấp.

Tuy nhiên, theo kết luậngiám định thì ngoài giấy chứng thương số 136, còn kèm theo ba hồ sơ tàiliệu khác gồm: Phiếu điện não ghi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình;Phiếu chụp X-quang phổi của phòng khám tư nhân tại 107 Tôn Đức Thắng (HàNội) và Biên bản Xác định dấu vết trên thân thể của cháu Tâm, được lậptại trụ sở Công an phường Tân Thịnh.

Điều khuất tất là, ngày14-6-2008, cháu Tâm đi chụp X-quang sọ và phổi, nhưng thực tế các ngày14, 15 và 16-6-2008, cháu Tâm có mặt tại trường PTTH Hoàng Văn Thụ(TP.Hòa Bình) để dự thi vào lớp 10 với SBD dự thi là 647, đạt kết quả15,5 điểm.

Vấn đề đặt ra là cháu Tâmcó đi chụp X-quang hay không, và nếu chụp thì vào thời gian nào? Nếu bịtổn hại tới 21% sức khỏe, liệu Tâm có đủ sức khỏe để dự kỳ thi và đạtkết quả tốt như vậy hay không?

Nghi ngờ về tính kháchquan trong kết luận giám định trên, chị Lâm đề nghị trưng cầu giám địnhlại. Kết quả giám đinh của Trung tâm Pháp y Hòa Bình xác định cháu Tâmchỉ bị tổn hại 1% sức khỏe.

Ngày 2-12-2009, Cơ quanCảnh sát điều tra Bộ Công an (C16) cũng trưng cầu giám định lại tại ViệnPháp y Quốc gia về thương tích của cháu Tâm. Kết luận giám định của ViệnPháp y Quốc gia nhận định: Việc xác định cháu Tâm tổn hại sức khỏe tạmthời 21% là không có căn cứ; đồng thời cũng xác định tỷ lệ thương tíchcủa cháu Tâm là 0%.

Sự thật vụ án đã sáng tỏ.Đến nay, chị Lâm được đình chỉ điều tra, được phục hồi các quyền lợi đãbị tạm đình chỉ từ khi mắc oan sai. Kể lại bi kịch, điều khiến chị Lâmđau đớn và day dứt nhất là trong lúc người chồng bị ung thư giai đoạncuối, chị vì vướng vào lao lý mà không được toàn tâm, toàn ý chăm sóc,khiến chồng lo lắng, thương xót vợ oan ức đến lúc mất cũng chưa đượcbiết vợ có được giải oan hay không?.

Gần 2 năm trôi qua kể từngày chị Phạm Thị Lâm bị vô phúc đáo tụng đình, đến nay, các cơ quan tốtụng TP.Hòa Bình vẫn chưa tiến hành xin lỗi, minh oan, bồi thường chocông dân; cũng như xử lý những sai phạm trong quá trình điều tra vụ án.

Theo Q.Lưu- X.Hoa
Pháp Luật Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.