Chuyện lạ: Dân vùng lũ sợ canô cứu trợ

Trong khi dân sống trong các vùng bị lũ chia cắt mong chờ canô cứu trợ tiếp tế mì tôm, nước uống thì tại nhiều vùng của huyện Đức Thọ, người dân lại lo sợ mỗi lần nghe tiếng canô. Nhiều người còn ra hiệu để canô đừng tới gần nhà…

Trong khi dân sống trongcác vùng bị lũ chia cắt mong chờ canô cứu trợ tiếp tế mì tôm, nước uống thìtại nhiều vùng của huyện Đức Thọ, người dân lại lo sợ mỗi lần nghe tiếngcanô. Nhiều người còn ra hiệu để canô đừng tới gần nhà…

Đã qua ngày thứ sáu của trậnlũ lịch sử, dưới cái nắng chang chang như giữa mùa hè, chúng tôi ngược dòngsông La trở lại các xã của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), nơi nước lũ vẫn trắngtrời.

Phía trên con đê La Giang cao tầm 3m, chốc chốcchúng tôi lại gặp một đoạn dài hàng chục lán trại được dựng tạm bằng mấy cọctre, tấm bạt. Những lán trại chưa đầy 10m2 này là nơi trú tạm của cả ngườilẫn trâu bò chạy lũ.

 

Tới ngày 21/10, sau ba ngày nắng to nhưng nướcvẫn còn ngập hơn 1m tại nhà dân ở xã Đức Tùng. Điều đáng chú ý là người dânở đây, ngay giữa lúc đỉnh lũ, vẫn không đói, không khát như dân ở nhiều địaphương khác dù xã Đức Tùng cũng hoàn toàn bị cô lập.

 

Ốc đảo cô lậpnhưng không sợ đói…

 

“Quen sống với lũ rồi nên bọn tui chủ động lắm”,anh Nguyễn Văn Tiến ở xóm 2 vừa nói vừa chỉ tay về hướng mấy cái thùng caohơn 1m, đường kính 1m được bịt kín bằng nilông và dây thun vừa đựng gạo, vừachứa nước. Cạnh thùng chứa đa năng này là một cái thau nhôm rộng khoảng 60cm- chắc dùng để giặt quần áo hàng ngày - nay được cho vào ít tro, gác haithanh sắt lên miệng thau làm bếp.

 

Với gạo, nước và cả bếp dã chiến như vậy, nênnhư anh Tiến nói: “Nhà ngập nhưng cơm nước thì không lo. Chỉ lo là chưa khimô thấy lũ rút chậm như ri, nắng to đã mấy ngày rồi mà nước vẫn đứng!”

 

Trước đó, chiều 20/10, chúng tôi lội nước vàonhà ông Hoàng Nghĩa Đệ, 83 tuổi, ở thôn 2 xã Đức Châu giữa lúc gia đình đangăn cơm chiều với cá kho, rau muống luộc. Đoán được sự ngạc nhiên của chúngtôi, ông Đệ giải thích: “Cá thì mang lưới ra sân kéo được, rau thì bơithuyền đi nhặt. Cơm nì bà tui (chúng tôi - tiếng địa phương - PV) nấu trênchạn (gác xép).

 

Ở chỗ khác thiếu nước sạch chứ dân ở đây thìkhông vì bà tui toàn làm giếng cao, trước khi lũ về phải nhanh tay đem áomưa, tấm bạt hay nilông bịt kín miệng. Lũ chỉ ngấp nghé rút, miệng giếng lộlà có nước dùng, không bị bẩn”.

 

... lại sợ canôcứu trợ

 

Trong khi dân sống trong các vùng bị lũ chia cắtmong chờ canô cứu trợ tiếp tế mì tôm, nước uống thì tại nhiều vùng của huyệnĐức Thọ, người dân lại lo sợ mỗi lần nghe tiếng canô.

 

Ngày 21/10, khi chiếc canô 85 mã lực của công anhuyện Đức Thọ đưa đoàn cứu trợ vào các xã Đức Châu, Đức Lạng, Đức Hương.Chúng tôi bắt gặp những ánh mắt âu lo của người dân khi họ nhìn vào từng đợtsóng mạnh rẽ quạt sau canô. Thậm chí, chúng tôi còn thấy những cụ già cởitrần, tay ra hiệu cho canô không được tiến lại gần.

 

Anh Tô Hải, có nhà ở xóm 2 xã Đức Châu, lưỡng lựhồi lâu mới giải thích với chúng tôi: “Tường nhà tôi trát bằng vôi vỏ hến cảmấy chục năm rồi, ngâm nước năm, sáu ngày nay chắc rệu hết nên sóng canô nhưri ngày hai, ba lần, mần răng đứng nổi…”.

 

Ông Nguyễn Văn Thân ở xã Đức Lạng cho biết thêm:nhiều người dân không dám nói ra bởi canô là của cán bộ, lại đi làm nhiệm vụcứu trợ, chứ thật tình họ không muốn thấy canô. Họ bị “ám ảnh” với sóng canôvì họ sợ những căn nhà ọp ẹp của mình không còn đủ sức chống đỡ và bị sóngcanô đánh sập sau nhiều ngày ngâm trong nước. Nhiều người dân ở đây còn đemcủi gỗ thả trước sân nhà, với hy vọng ngăn bớt những cơn sóng...

 

Hiểu ra sự lo lắng của dân, chúng tôi chợt nhớhình ảnh ông Nguyễn Ngọc Thơ, Chủ tịch UBND xã Đức Tùng và mấy anh công anxã Đức Châu chèo thuyền gỗ ra đón đoàn cứu trợ ở trụ sở uỷ ban xã hôm 20/10.Nhận hàng xong, họ lại chèo thuyền đưa đoàn cứu trợ đi thăm dân thay vì ngồilên canô máy!


Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.