- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cuộc sống lênh đênh trên thuyền của người lao động nhập cư ở Hà Nội: "Chả có gì khó khăn, đông vui là chính"
"Mới đầu như một cuộc phiêu lưu, nhưng khi sống quen rồi chợt thấy bình yên. Người này í ới người kia, làm ruộng mãi đâu có khá được
"Mới đầu như một cuộc phiêu lưu, nhưng khi sống quen rồi chợt thấy bình yên. Người này í ới người kia, làm ruộng mãi đâu có khá được, lên Hà Nội biết đâu lại có thu nhập" - Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi) nói.
Cuộc "di dân" của những kẻ nhập cư
Nguyễn Thị Thắm là một người dân nhập cư. Cô 25 tuổi, quê gốc Ba Vì - một huyện bán sơn địa, nằm phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 60 km. Một cô gái còn trẻ như Thắm không chấp nhận cảnh yên phận ở quê nhà, mà ngược lại sẵn sàng đối mặt với những thử thách, chắc có lẽ một phần vì nghèo đói!
Đây là Thắm, một cô gái trẻ gốc Ba Vì, lên Hà Nội sinh sống đã 4, 5 năm qua.
Theo làn sóng "di cư" trong xóm làng, Thắm lên thành phố kiếm sống. Không được học hành đến nơi đến chốn, lại không có bằng cấp, đa phần những người lao động nghèo như Thắm đều đi bán hàng rong.
Bắt đầu từ năm 1992, hàng trăm người dân từ Ba Vì lên Hà Nội cùng sinh sống trên những con thuyền neo đậu ven bờ sông Hồng, cuối đoạn phố Hàm Tử Quan. Trước kia, cứ đến mùa nước, cả con phố trên bờ chìm trong biển nước. Dân trên bờ khốn đốn, chỉ biết ngồi canh nước rút bơi thuyền về nhà. Nước rút đến đâu cọ nhà đến đó. Mùa nước lên năm 1996 là trận lụt cuối cùng người Hà Nội còn được chứng kiến, thời cực khổ của dân bờ đê đã lùi xa hơn 20 năm. Phố Hàm Tử Quan từ đó không còn lo chạy lũ.
Cuộc phiêu lưu của Thắm và những kẻ nhập cư. Thực hiện: Minh Nhân.
Những con thuyền lênh đênh chở bao kiếp người trên sông.
Dưới chân cầu Chương Dương, một nhánh sông Hồng chảy qua, có những con thuyền là "nhà" đối với những ai đó.
Một con thuyền có 2 tầng, sức chứa 60-70 người mỗi thuyền.
Để cố định thuyền, người chủ cột dây thừng nối từ thuyền vào tận đất liền.
Bên trong được lợp tạm bợ để dân nhập cư sinh sống.
Một nhánh sông Hồng âm thầm chảy dưới chân cầu Chương Dương, nhìn từ trên cao xuống có vài con thuyền xa xăm chả ai thèm đoái hoài. Con đường từ phố lớn vào bờ sông đầy rác thải, ẩm thấp và hôi thối. Người ta cứ ngỡ đây là nơi tụ tập của những đối tượng nghiện ngập hay trộm cướp. Mọi thứ ngổn ngang như chính suy nghĩ của những "kẻ nhập cư".
Họ mang danh là những người nhập cư, cố "bám" Hà Nội để sống. Ở đó có 2 con thuyền lớn, đều 2 tầng, chứa ít nhất 60 - 70 người mỗi thuyền. Hàng chục người chung sống với nhau, giường kề giường, màn kề màn, nằm san sát nhau, không có không gian riêng. Giá thuê siêu rẻ, chỉ 5.000 đồng/ đêm. Không có đèn điện, họ kháo nhau mua bình ắc quy để dùng. Mỗi người một bình, được đặt trong thùng gỗ khoá lại cẩn thận. Hễ màn đêm buông xuống, không gian rơi vào hư không đặc quánh. Ánh đèn điện leo lét giữa mênh mông sông nước.
"Điện thì không có, nước thì phải mua hoặc kéo từ trong nhà dân ra, không thoải mái mấy" - Thắm nói, tay đảo đảo nồi thịt kho, mùi thơm bay trong gió rồi đưa đi xa xăm. Thắm đang nấu vội bữa trưa, trước khi bắt đầu buổi làm chiều của mình.
Cuộc sống trên thuyền lênh đênh theo đúng nghĩa đen. Một "cây cầu" sắt ọp ẹp, không đảm bảo chất lượng nối từ bờ sông xuống thuyền. Mỗi lần đặt chân lên, những ai yếu tim sẽ cảm thấy chênh vênh như muốn ói. Nhưng những phận người như Thắm vốn quen, họ thấy bình thường.
Để cố định thuyền, ngưởi chủ cột dây thừng quanh 2 góc chính rồi cột chặt, kéo vào bờ cố định. Những sợi dây chắc nịch, cứng cựa nhưng cảm giác vẫn không an toàn. Thắm gạt phăng, cười hề: "An toàn chứ, ở bao nhiêu năm rồi có sao đâu!". Dứt câu, như vừa nghĩ ra điều gì khác, mặt Thắm xị lại, hơi đắn đo.
"Ừm thực ra cũng có đôi lúc, là khi nước dâng lên, thuyền hơi bấp bênh, tụi em di chuyển vào bờ hơi vất vả. Còn bình thường chả có gì đâu".
Một người một manh chiếu nhỏ.
Không gian bên trong một con thuyền khá rộng rãi, là nơi sinh hoạt chung của từng ấy con người.
Phía cuối thuyền là khu vực tắm giặt chung.
Cuộc sống sinh hoạt vẫn diễn ra đều đặn mỗi ngày.
Niềm vui nho nhỏ bên dòng sông xanh.
Cuối thuyền là khu vực sinh hoạt chung của toàn thể cư dân. Ở đó, họ tắm, giặt quần áo và rửa thức ăn. Mọi thứ được ngăn cách qua tấm cửa sắt "hở trên hở dưới". Hai bên thuyền, họ phơi đủ thứ đồ qua những sợi dây thép gai. Thỉnh thoảng có vài cơn gió từ sông hắt vào, những chiếc móc áo va vào nhau, đánh lên những âm thanh vui tai.
Mùa hè mát mẻ chẳng bận tâm, nhưng mùa đông họ ngại tắm. Mà nếu có tắm thì phải đun một ấm nước, tắm ít thôi vì chả có điều kiện. Cũng vào mùa đông, gió từ sông thổi vào lạnh tê tái. Dù có tìm cách hạ hai bên thuyền xuống thì cái lạnh vẫn cố gắng len lỏi. Người lao động mỗi người một chiếc chăn bông, trùm kín mặt cố gắng ngủ qua từng giờ.
- Thắm thấy cuộc sống trên thuyền thế nào?
- Mới đầu như một cuộc phiêu lưu, nhưng khi sống quen rồi chợt thấy bình yên. Người này í ới người kia, làm ruộng mãi đâu có khá được, lên Hà Nội biết đâu lại có thu nhập. Có những người đi trước, có người đi sau, cũng mười năm có lẻ "gắn bó" với thuyền bè sông nước.
"Chả có gì khó khăn, đông vui là chính"
Công việc chính của người dân nhập cư là bán hàng rong, cả Thắm cũng thế. Từ 3h sáng, họ thức dậy ra chợ đầu mối Long Biên nhập hàng rồi đạp xe, gánh hàng rau củ, hoa quả đi khắp phố xá Hà Nội. Hết lúc nào về lúc ấy, hết sớm về sớm, nhưng cũng có người 9h tối mới về. Thời điểm khó khăn quá, họ về quê một thời gian, sau không đủ sống lại tiếp tục lên thành phố.
"Từ khi lên Hà Nội, chưa bao giờ em ở trên bờ", Thắm nhìn xa xăm. Ở đây, có người ở được một thời gian rồi lại lên bờ vì không quen hoặc vì không chịu được cảnh sống lay lắt như thế này: điện không, nước sạch không, xung quanh bốn bề nhiều rác thải. Thậm chí rời "nhà" đi làm, họ cũng chẳng sợ bị trộm lấy mất thứ gì. Vì cả cái thuyền nặng mấy tấn này chả có gì quý giá, ngoài những manh chiếu mỏng.
"Sống ở đây em chẳng thấy có khó khăn gì đâu, ngược lại mọi người đông vui, nhiệt thành lắm. Nhờ thế, em cũng vơi đi nỗi nhớ nhà". Dù thiếu đủ thứ, nhưng quan trọng nhất họ là một tập thể vui, coi nhau như người thân và sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện.
Những ngày hè đầu tháng 4, nắng khá gay gắt.
Những người lao động nhập cư không có thời gian biểu cố định, bán hết hàng họ lại về nhà.
Một giấc mơ trưa nhiều suy nghĩ và trăn trở.
Để di chuyển giữa 2 bên bồi, họ kéo thuyền qua sông.
Không có điện, nước sinh hoạt, mỗi người tự sắm một bình ắc- quy nhỏ.
Từ đằng xa, tiếng nói chuyện cười vui lấn lát âm thanh xì xèo khi Thắm nấu cơm trưa.
- "Mọi người chơi bài quỳ không?".
- "Chơi thì chơi, sợ gì!".
Không chút đắn đo, bộ bài được chia làm 3 phần, cô Thu, anh Sơn, anh Lý ngồi 3 góc "tuyên chiến" với nhau. Họ thấy bất ngờ khi có khách lạ tới chơi "nhà", nhưng khi hoà vào niềm vui nho nhỏ sau buổi làm việc mệt, họ lại cười hề, tiếng cười giòn tan giữa trưa đầu hè nóng nực.
Chú Hùng từ đằng xa bước qua "cây cầu" vào thuyền. Chú mới từ quê lên, mang theo cân thịt lợn nạc khao mọi người. "Chà nay bữa cơm được cải thiện nhen", cô Thu hớn hở, bỏ dở ván bài đon đả đi làm cơm. Chính những nơi tưởng chừng như thiếu thốn nhất lại đầy ắp những niềm vui, sự tử tế dung dị như thế.
- "Này nhé, ở đây chiều về mát lắm, em nằm trên tầng 2 ngóc đâu ra ngoài thuyền, gió thổi vi vu thích lắm", Thắm luôn cười trong suốt buổi trò chuyện, rạng rỡ và rất tự tin.
Bên cạnh những suy tư là nụ cười hồn nhiên trong cảnh nghèo khổ nhưng không bao giờ bỏ cuộc.
Lênh đênh miết rồi cũng quen, khổ đau miết rồi cũng hoá hư vô.
Gió thổi đưa theo làn gió mát rượi.
Hành trình nào rồi cũng sẽ có hồi kết. Nhưng hiện tại với Thắm mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu. Cái nghèo cái khổ chẳng thể che nổi nụ cười của những người lao động nhập cư, vốn mang danh bỏ xứ đi tìm một vùng trời mới, dù không biết có thể tốt đẹp hơn hay không.
Cuộc sống không dừng lại, vũ trụ vẫn cứ xoay vần đổi chiều ngày đêm, chỉ có những phận người như Thắm đêm đêm "lênh đênh" nhìn trời thăm thẳm. Đêm đó có một vì sao sáng trưng, Thắm cứ ngước nhìn mãi. Bên kia thành phố nơi những toà cao ốc, phố thị sáng đèn mới choáng ngợp làm sao!
Họ buôn bán ngay trên thuyền. Mua mớ rau, bó hành về làm bữa cơm trưa.
Xong xuôi tất cả, Thắm dọn xe lên đường làm chiều. Không rõ, ngày hôm đó mấy giờ Thắm mới được về "nhà".
Theo Trí thức trẻ
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.