Làng… lở

Ngôi làng nằm sát mé biển. Mỗi khi triều cường dân cao, sóng lại cuốn ra khơi từng mảng đất vốn là vườn nhà của ngư dân ở làng chài nghèo. Nhìn cảnh tượng biển cướp đất, dân vạn chài giờ cũng chỉ biết ngồi nhìn, khóc than.

Ngôi làngnằm sát mé biển. Mỗi khi triều cường dân cao, sóng lại cuốn ra khơi từng mảngđất vốn là vườn nhà của ngư dân ở làng chài nghèo. Nhìn cảnh tượng biển cướpđất, dân vạn chài giờ cũng chỉ biết ngồi nhìn, khóc than.

Biển… nuốt


Mùa biển động đang đến. Đêm xuống, gần như trở thành một nhiệm vụ, vợ chồng củalão ngư Dương Văn Mạnh, thôn An Chuẩn, xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) lạichong đèn lội bộ ra mé biển phía trước nhà kiểm tra con sóng biển. Ngôi nhà nhỏcủa vợ chồng ngư dân này giờ chỉ còn cách nước biển vài bước chân.

Chỉ tay ra xa bờ hơn 100m, lão ngư Dương Văn Mạnh bảo: “Trước đây, cây cối, nhàcửa ở tít ngoài đó lận còn giờ thì đã biến thành biển nước mênh mông, sâu lútđầu người. Nhà tôi ở đây giờ trụ được ngày nào hay ngày nấy chứ chắc trước saugì sóng biển cũng bổ vào đây bứng nhà cửa đi ra biển thôi. Cả cái làng này sắpbị biển nuốt rồi”. 

Làng… lở
Miếu thờ Âm Hồn bên làng biển An Chuẩn, xã Đức Lợi bị sóng biển đánh tan tác

Cách nhà ngư dânMạnh chừng vài chục mét, miếu thờ Âm Hồn cũng đã bị sóng biển “ngoạm” tan nát. 3ngôi nhà cạnh đó, chủ nhân cũng rời khỏi nhà trước sự đe dọa của biển để đi nơikhác an cư. Hàng chục cây dừa ven bãi biển ở làng An Chuẩn đã bị bật gốc đổ ậpxuống mé nước biển vì không chịu nỗi sóng dữ.

“Mấy hôm nay sóngbiển lớn lắm. Cứ đêm đến sáng thì ít nhất nước biển cũng đã xâm lấn vào đất vườnnhà 1m đến 2m. Cứ cái đà này thì chắc trong mùa mưa bão năm nay sẽ có hàng chụcnhà dân ở thôn này tiếp tục bị mất” – anh Ngô Tấn Hồng, thôn An Chuẩn, xã ĐứcLợi nói. 

Bà Bùi Xê chua chát:“Ngày trước bãi biển này đâu có bị sạt lở đến mức như hôm nay. Từ lúc Công ty cổphần Quốc tế Shaphia bắt đầu hút cát trong khu vực này thì cả thôn An Chuẩn mớibị biển tấn công mạnh. Kè không có, cát thì bị hút hết lấy gì không sạt lở. Ngưdân quanh năm sống nhờ biển, mai mốt biển lấn hết làng thì chuyển đi đâu mà sốngđây!”.

Mong có kè giữ làng

“Chỉ còn cách duy nhất để làng An Chuẩn không bị biển nhấn chìm đó là phải có kèchắn sóng. Bao năm qua, người dân chúng tôi mong mỏi có kè để an cư làm ăn sinhsống nhưng vẫn chưa có” – ông Nguyễn Lê tâm sự.

Làng… lở
Ngư dân trong làng sống thấp thỏm trước nỗi lo… biển nuốt

Bà Xê nói vui nhưng rất thật: “Tôi ao ước có kè lắm. Để có kè mà tôi phải nhịnđói thì tôi vẫn chấp nhận”.

Ông Nguyễn Hữu Luân, Phó trưởng Công an xã Đức Lợi cho biết, tình hình sạt lở ởkhu vực biển xã Đức Lợi đang rất nghiêm trọng, hàng trăm hộ dân đang bị nạn xâmthực của biển đe dọa. “Chắc chắn trong mùa mưa lũ năm nay, nhiều diện tích đấtsẽ bị mất. Nếu không có kè chắn sóng thì không ổn” – ông Luân nói. 

Trước nạn sạt lởnghiêm trọng ở đây, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho người dân,UBND xã Đức Lợi đã chỉ đạo di dời những hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của nạnsạt lở ra khỏi vùng chịu ảnh hưởng của sạt lở do triều cường, đồng thời lênphương án sẵn sàng di dời khẩn cấp các hộ dân ở thôn An Chuẩn còn lại ra khỏivùng nguy hiểm lánh nạn nếu mưa bão diễn biến phức tạp.

“Nhà tôi vẫn phải bám trụ ở đây. Khi nào biển động, có mưa lũ cảm thấy không antoàn thì sẽ khuân đồ đạc chạy trốn, trời yên biển lặng thì quay trở về. Cầu mongbiển đường lấn làng nữa. Nếu lên khu tái định cư thì không có đủ khả năng xâynhà vì tiền nhà nước hỗ trợ không thấm vào đâu…” – ngư dân Nguyễn Phong chobiết.

Theo Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.