Những chiêu chống nóng của người dân thủ đô

Dự định ở lại hè để đi làm thêm, nhưng Hoàng Đình Bình, sinh viên ĐH Lao động Xã hội, trọ tại khu Kiều Mai (Từ Liêm, Hà Nội) hầu như rất ít ra khỏi phòng mà suốt ngày lướt net, chơi game. " Ra ngoài đường nắng không chịu nổi chứ nói gì đến chuyện tìm việc" , Bình lý giải.

Đổ nước lên mái, tường nhà,tẩm nước vào chăn làm rèm, hoặc cả nhà rủ nhau ra công viên, hồ nước để nghỉ,ngủ qua đêm... là những cách mà người Hà Nội đang sử dụng để vượt qua đợt nóngkỷ lục.

Dự định ở lại hè để đi làm thêm,nhưng Hoàng Đình Bình, sinh viên ĐH Lao động Xã hội, trọ tại khu Kiều Mai (TừLiêm, Hà Nội) hầu như rất ít ra khỏi phòng mà suốt ngày lướt net, chơi game. "Rangoài đường nắng không chịu nổi chứ nói gì đến chuyện tìm việc", Bình lýgiải.

Những chiêu chống nóng của người dân thủ đô
Quạt vẫn chưa đủ mát, bao nhiêu chậu trong phòng được sinh viên trưng dụng hết làm vật giải nhiệt. Ảnh: Hoàng Thùy.

Tuy nhiên ở trong căn phòng trọnhỏ chỉ 10 m2, lợp mái xi măng, không khí cũng chẳng khá hơn là mấy.Vậy là có bao nhiêu chăn chiếu trong nhà, Bình đem tẩm nước và làm rèm treoquanh nhà. "Chỉ có vậy mới tránh được hơi nóng hầm hập như trong lò lửa. Đượcvài tiếng nước bốc hơi hết, mình lại phải tiếp viện cho nó", Bình cho hay.

Giữa trưa nắng gắt, khu trọ ởngách 17/44 Pháo Đài Láng (quận Đống Đa) rộn ràng người bê nước té lên tường,người hắt nước lên mái nhà. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Thành Trung, sinh viênHọc viện Hành chính quốc gia, còn lấy tất cả bao bì, chăn gối phủ quanh cănphòng trọ để che nắng. "Sinh viên nghèo không có tiền thuê nhà nghỉ, máylạnh, đành nghĩ ra cách rẻ tiền này vậy", Trung chia sẻ.

Trong tiết trời nắng nóng, bêncạnh quạt điện thì nước được xem là "vị cứu tinh" của người dân, đặc biệt lànhững sinh viên trọ. Các xô, chậu được tích đầy nước và xếp trong gầm giường,trên lối đi, trước quạt.

Những chủ nhân của xóm trọ trongngõ 79 Cầu Giấy còn sáng tạo ra chiếc "quạt hơi nước" bằng cách bơm đầy nước vàochai Lavi nhỏ, đục một lỗ và khi quạt quay thì để những giọt nước rơi xuống cánhquạt tạo thành vô số tia nước mát lạnh bắn tứ tung.

"Dù biết là có thể nguy hiểmđến sức khỏe vì nước phun ra sẽ ngấm vào người, nhưng không làm thế thì khôngtài nào ngủ được giữa cái nóng xấp xỉ 40 độ của Hà Nội", Thanh Hương, mộtthành viên của xóm trọ cho hay.

Những chiêu chống nóng của người dân thủ đô
Người dân còn hắt nước lên mái nhà để nước ngấm dần cho bớt nóng.

Ngoài những người cố chống chọivới cái nóng trong phòng, một số khác lại chọn công viên, hồ nước làm chỗ "nươngthân". "Nhà tôi hướng tây, lại là nhà ống nên nóng vô cùng, người cứ như bốchỏa. Cháu nhỏ ở nhà cứ khóc suốt ngày, đành đưa nó ra đây cho có bóng cây, gióhồ", chị Thu Thủy, nhà ở đường Hoàng Hoa Thám tâm sự.

Ban ngày nóng đã đành, ban đêmhơi nóng vẫn hừng hực khiến những người dân sống gần hồ Ba Mẫu đã mắc võng dướicây xanh hóng gió. Anh Nguyễn Tuấn Anh, sống gần hồ cho hay, đi làm cả ngày, tốivề nhà mất điện, nóng nên đành mang võng ra hồ mắc. Dù giấc ngủ chập chờn vìmuỗi, côn trùng và mùi rác rưởi, nhưng còn đỡ hơn nằm trong nhà như cái lò nung.

"Chỉ tội cho lũ trẻ con. Bố mẹnóng còn cố chịu được, chứ các cháu sức yếu, nắng nóng làm rôm sẩy mọc đầyngười, rồi còn phát ban nữa. Dù luôn tay quạt mát cho cháu nhưng vẫn không hếtkhóc", anh Tuấn Anh nói.

Hơn chục ngày nay Hà Nội cũng nhưcác tỉnh miền Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ trải qua đợt nắng nóng khủng khiếp. Từ5h sáng nắng đã chói chang và phải gần đến 19h mới chấm dứt. Nhiệt độ cao nhấtluôn trên 38 độ C.

Sau cơn mưa tối qua, trời đã giảmnhiệt, tuy nhiên vẫn ở mức nắng nóng gay gắt. Theo cơ quan dự báo khí tượng, đếnngày 11/7, trời xuất hiện mưa rào, dông ở Bắc Bộ song chỉ kéo nhiệt độ cao nhấtxuống đến ngưỡng 37 độ C.

Theo Hoàng Thùy
VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.