Những phận đời 'chết còn hơn sống'
Thứ ba, 03/07/2012 17:11
Chị Liễu cố ngọt nhạt với chồng thì anh ta tuyên bố: 'Tôi coi cô như con chó giữ nhà, không hơn không kém'.
Chị Liễu cố ngọt nhạt với chồng thì anh ta tuyên bố: 'Tôi coi cô như con chó giữ nhà, không hơn không kém'.
May mắn sống sót trong vụ cháy kinh hoàng
nhưng bất hạnh vẫn đeo đẳng những người phụ nữ yếu đuối. Người từng có
gia đình hạnh phúc bỗng dưng bị chồng ghẻ lạnh, ruồng bỏ, coi khinh.
Người vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời thì bao hoài bão, ước mơ bị thiêu
rụi bởi những vết bỏng gớm ghiếc. Họ vẫn đang cần lắm, những cảm thông,
những sẻ chia của cuộc đời.
Bị chồng coi như… chó giữ nhà
Đã gần một năm kể từ ngày thoát khỏi đám cháy kinh hoàng ở xưởng may giày da nhưng nỗi hoảng sợ, đau đớn vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai trong ký ức và cuộc sống hiện tại của chị Đào Thị Liễu (SN 1976, Lai Thị, Tân Dân, An Lão, Hải Phòng).
Đã gần một năm kể từ ngày thoát khỏi đám cháy kinh hoàng ở xưởng may giày da nhưng nỗi hoảng sợ, đau đớn vẫn chưa lúc nào nguôi ngoai trong ký ức và cuộc sống hiện tại của chị Đào Thị Liễu (SN 1976, Lai Thị, Tân Dân, An Lão, Hải Phòng).
Đã có lúc, chị Liễu ao ước xuẩn ngốc: “Giá
ngày ấy chết trong đám cháy, có lẽ còn sướng hơn sống như bây giờ…”. Với
người phụ nữ bất hạnh này, cuộc sống hiện tại là những tháng ngày tủi
hổ, đau đớn bởi sự ghẻ lạnh của người chồng đã từng một thời đầu gối tay
ấp mặn nồng, của bố mẹ chồng đã từng coi chị như con đẻ.
Chị Liễu |
“Có lẽ gia đình nhà chồng nghĩ tôi là gánh nặng, tàn phế nên không muốn quan tâm, chăm sóc nữa. Lúc ở Viện bỏng được một tuần đầu, thấy tôi chưa qua khỏi anh ấy còn chăm sóc tận tình, nhưng lúc thấy khỏe hơn, có hy vọng sống thì anh ấy thờ ơ lắm”, đôi mắt ầng ậc nước, chị Liễu cay đắng nói về cuộc sống của mình.
Chị Liễu kể, trước thời điểm bị tai nạn, chị
cùng chồng là anh Vũ Văn Lực có một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh
phúc. Anh Lực làm lái xe cho công ty tư nhân trên phố huyện, còn chị
Liễu làm công nhân ở xưởng may giày da cách xa nhà. Khi cậu con trai đầu
lòng lớn, vợ chồng chị Liễu quyết định sinh thêm đứa thứ 2.
Lần sinh thứ hai, một cô con gái bụ bẫm chào đời. Từ ngày thêm một miệng ăn, kinh tế gia đình có phần túng thiếu hơn. Khi con gái được 7 tháng tuổi, chị Liễu bàn với chồng, xin đi làm ở xưởng may mũi giày gần nhà, những mong có thêm thu nhập và tiện chăm sóc hai con nhỏ.
Thế nhưng, mới vào làm được 4 ngày thì chị bị nạn. Khi xảy ra cháy, chị không chạy kịp nên đã bị bỏng lửa 31%, trong đó bỏng hô hấp 10%. Những ngày chị Liễu phải cố sức giành giật sự sống từ tay tử thần cũng là ngày chị lờ mờ nhận ra sự thay lòng đổi dạ của người chồng.
Ngày chị Liễu được ra viện, thương con gái
bất hạnh và cũng là để chia sẻ gánh nặng với con rể, bố mẹ đẻ chị Liễu
đã đón chị về bên nhà chăm sóc. Chẳng ngờ, đó lại là cái cớ để chồng chị
Liễu rũ bỏ trách nhiệm, chẳng đoái hoài gì đến sự tồn tại của vợ.
Những vết bỏng giờ đã lên da non, nhìn vết
thương được bao bọc bởi lớp da mỏng tang, hồng hồng khiến bất cứ ai nhìn
thấy đều có cảm giác chỉ cần chạm nhẹ thôi, làn da mỏng sẽ rách toác. Dù
trời nắng hay trời mưa, dù lạnh hay nóng nắng như đổ lửa, chị Liễu vẫn
phải băng bó kín vết thương bởi nếu không thế, vết bỏng như có hàng ngàn
mũi kim châm đau rát và sẽ rúm ró, gớm ghiếc hơn bởi bị co cơ.
Đã gần 1 năm nay, từ vệ sinh cá nhân đến những ngày khó nói của cánh phụ nữ, chị Liễu đều phải nhờ bàn tay già nua của người mẹ đẻ. Những lúc như thế, chị Liễu đau đớn lắm, nỗi đau đớn thể xác một thì những dày vò, dằn vặt, mặc cảm lại hành hạ tinh thần chị Liễu gấp nhiều lần hơn thế.
Dù bị chồng ra mặt lạnh nhạt nhưng chị Liễu vẫn cố nín nhịn, níu giữ tình cảm bấy lâu vun đắp. Chị Liễu bảo, chịu đựng mọi thiệt thòi những mong qua đi thời gian đau yếu, chị sẽ lại được chồng cảm thông, yêu thương như thủa nào.
Với suy nghĩ ấy nên ngay từ sau khi xuất
viện, ở nhà ngoại được hơn một tháng, chị Liễu đã nhờ bố mẹ đẻ đưa về
sống tại ngôi nhà riêng của vợ chồng chị. Chị Liễu hy vọng, sự gần gũi
trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp vợ chồng chị có cơ hội cảm thông cho
nhau hơn, hàn gắn được những rạn nứt.
Nhưng trái với tất cả những mong mỏi ấy, chị
Liễu chỉ nhận được sự ghẻ lạnh từ chồng. Chưa thể tự chăm sóc, vệ sinh
cá nhân, chị Liễu cũng chẳng thể nhờ chồng. Sáng ra, anh chồng dắt xe ra
khỏi nhà đến tối mịt mới trở về, bỏ mặc chị Liễu và đứa con nhỏ.
Chị Liễu cố ngọt nhạt với chồng thì anh ta tuyên bố: “Tôi coi cô như con chó giữ nhà, không hơn không kém”. Không đành lòng nhìn con gái sống trong cảnh đói khát, đau ốm chẳng ai đoái hoài, bố mẹ chị Liễu lại một lần nữa đón về nhà chăm sóc cho đến thời điểm hiện tại.
Và ngay cả khi người chồng đang tâm đưa đơn ly dị, chị Liễu vẫn nuốt nước mắt làm ngọt bởi chị không muốn hai đứa con thơ phải chịu cảnh gia đình ly tán. Chị Liễu vẫn nuôi hy vọng, thời gian qua đi, những vết bỏng gớm ghiếc thôi hành hạ thân thể, chị sẽ khỏe lại để làm lụng nuôi con, để tìm lại hạnh phúc đang bên bờ vực tan vỡ.
Ký ức ám ảnh khôn nguôi
Cũng là một trong những nạn nhân của vụ cháy
kinh hoàng ngày nào, Hoàng Thị Hải Quỳnh (SN 1993, Tân Dân, An Lão, Hải
Phong) tuy may mắn hơn chị Liễu, được gia đình rất mực yêu thương, chăm
sóc nhưng những ám ảnh, hậu quả bởi tai nạn ấy vẫn đeo bám cô gái chưa
tròn đôi mươi ấy.
Quỳnh sống thu mình như con ốc |
Đã gần một năm qua nhưng tứ chi của Quỳnh
vẫn phải cuốn băng kín để chống co cơ. Những vết bỏng trên khuôn mặt thì
chẳng thể băng bó lâu được nên giờ biến dạng vì cháy. Cho đến giờ, tấm
thân gầy yếu chưa đầy 38kg của Quỳnh thỉnh thoảng lại run lên vì quá đau
nhức.
Quỳnh kể, do kinh tế gia đình eo hẹp quá, chỉ trông vào 2 sào ruộng nên mẹ phải đi lao động xa. Thương bố sớm hôm vất vả nên vừa tốt nghiệp THPT, trong thời gian chờ kết quả thi đại học, Quỳnh xin vào xưởng may mũi giày, mong có thu nhập giúp bố, lo cho em ăn học.
Mới vào làm được 3 tuần, chưa kịp nhận tháng
lương đầu thì Quỳnh bị nạn. Với diện tích bỏng 49% cơ thể, độ 3,4 chiếm
đến 90% và bỏng hô hấp nên lúc nhập viện Quỳnh tưởng rằng mình không thể
sống được.
Những ngày Quỳnh nằm viện, mẹ Quỳnh cũng chỉ
có thể về thăm con ít ngày rồi lại phải tất tả đi ngay vì không thể để
mất công việc, cơ hội duy nhất để kiếm tiền lo cho gia đình. Mọi gánh
nặng chăm sóc Quỳnh đều dồn cả cho 2 chị gái mẹ Quỳnh.
Hai bác của Quỳnh cũng mang nặng nỗi niềm
riêng, một người đã hỏng bên mắt trái trong một lần tai nạn, một người
cđã cao tuổi và cả hai sống độc thân.
Quỳnh vốn là một cô gái vui vẻ và luôn là
tâm điểm của bạn bè trong lớp vì những trò “nhất quỷ nhì ma”, ấy thế mà
từ sau tai nạn kinh hoàng ấy, Quỳnh mặc cảm, đau đớn thu mình vỏ ốc.
Gần 1 năm qua, chưa khi nào Quỳnh ra khỏi
căn buồng lụp xụp, nơi chỉ có khung cửa sổ be bé mở ra khoảng sân sau
nhà. Quỳnh không tiếp xúc với bên ngoài, phần là vì để tránh ánh nắng
làm vết bỏng thêm đau rát nhưng chủ yếu là tâm lý mặc cảm, tự ti khiến
cô gái hoạt bát, yêu đời ngày nào giờ như một dị nhân với vết bỏng gớm
ghiếc.
Bố và các bác của Quỳnh khuyên bảo nhiều
nhưng Quỳnh coi như chẳng nghe thấy, hoặc cáu giận, vùng vằng, la hét.
Mãi rồi mọi người cũng chỉ biết âm thầm chăm sóc Quỳnh. bác Quỳnh cố
dành dụm, mua tặng Quỳnh chiếc điện thoại.
Chiếc điện thoại gần như là người bạn tri kỷ
của Quỳnh, không khi nào rời xa. Thi thoảng Quỳnh nhắn tin tâm sự với
mấy đứa bạn gái thân từ hồi đi học, còn chủ yếu Quỳnh nghe nhạc hoặc
chơi mấy trò chơi cài đặt sẵn trên máy.
“Trước ngày nó gặp nạn, nó còn hồ hởi khoe
với tôi rằng sắp được lĩnh lương và có tiền khao các bác. Vậy mà!...
Không biết bao giờ nó mới bình tâm trở lại được. Cho đến giờ, lúc ngủ nó
vẫn mê sảng, khóc lóc vùng vẫy kêu cứu. Những cơn ác mộng liên quan đến
lửa vẫn ám ảnh con bé…”, bà Thìn, bác gái của Quỳnh, thở dài nhìn đứa
cháu gái tội nghiệp.
Dẫu vậy, tâm sự với tôi, Quỳnh vẫn khao khát, ngày nào đó khỏe lại, em sẽ tiếp tục thi đại học, tiếp tục con đường học hành lỡ dở của mình.
|
Bình luận