Phận đời góa phụ

Mơ ước, khát vọng thoát nghèo đã làm cho nhiều người đàn ông trụ cột của gia đình ra đi biền biệt, để lại nỗi đau cho những người đàn bà ở lại chồng chất theo ngày tháng.

Mơ ước, khát vọngthoát nghèo đã làm cho nhiều người đàn ông - trụ cột của gia đình ra đi biềnbiệt, để lại nỗi đau cho những người đàn bà ở lại chồng chất theo ngày tháng.

Đó là thực tế chúngtôi ghi nhận từ những phụ nữ có chồng theo nghề “ngậm ngãi tìm vàng” và cả ngườivợ, người mẹ có chồng, có con đã, đang ngày đêm lênh đênh với nghiệp “hồn treocột buồm!”.

Họa từ vàng

Phận đời góa phụ
Những người đàn ông vĩnh viễn ra đi để lại khoảng trống vô tận
(Ảnh: minh họa)

Hơn 2 năm, kể từ cáiđêm định mệnh xảy ra vào lúc 20 giờ ngày 13-10-2008, cả một bãi đất đá khổng lồtrùm kín hai lán trại của các phu vàng chỉ trong tích tắc, cùng một lúc, đại giađình bà Nguyễn Thị Bưởi (68 tuổi, trú thôn 7, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh, QuảngNam) có đến 5 người con, rể, cháu chết trong vụ sập núi Thánh Giá. Hàng chụcvành khăn trắng gục xuống rũ rượi, ôm cứng lấy những chiếc quan tài. Ở xã TamLãnh còn có nhiều gia đình như thế. Vì nghèo khó và giấc mộng đổi đời từ vàng,vợ chồng anh Nguyễn Thanh Dũng (44 tuổi) - chị Huỳnh Thị Tình (36 tuổi) cùng đứacon trai đầu lòng là cháu Nguyễn Thành Trung (15 tuổi) đã bị chôn vùi dưới hầmsâu tại bãi vàng Thánh Giá.

Kể từ đó, 3 đứa trẻcòn lại là Nguyễn Thị Thu Hằng (14 tuổi), Nguyễn Thị Thu Thảo (13 tuổi), NguyễnThành Đạt (11 tuổi) phải sống trong tình thương, sự cưu mang, đùm bọc của ngườithân khi cha, mẹ và anh chết. Trong số những phu vàng xấu số, chắc chắn gia đìnhanh Dũng nghèo nhất, đáng thương nhất và nghèo đến nỗi, khi vợ chồng đi làm, nhàchẳng có ai trông con, phải dùng dây cột 2 đứa con nhỏ vào chiếc xe bò trong nhàcho các cháu khỏi chạy ra sông Bồng Miêu. Ai ngờ tử thần ập xuống, vợ chồng anhDũng, chị Tình và con trai Thành Trung vĩnh viễn ra đi, để lại 3 đứa nhỏ nheonhóc.

Bây giờ, mỗi khi cơnmưa rừng ập đến, bà Huỳnh Thị Hoa (trú thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh)lại mang chiếc ghế nhựa ra ngồi trước sân nhìn về núi Thánh Giá như đợi chờ cáccon, cháu đi đào vàng về. Bà Hoa nghẹn ngào: “Nhà tôi nghèo, nghèo lắm, lại đôngcon gồm: Xin, Lin, Trĩn, Lượm nhưng gia đình sống hạnh phúc. Thế mà trời khôngthương, lại bắt mất hai đứa con Xin(1984), Lin (1991) trong vụ sập hầm vàng ởnúi Thánh Giá. Gia đình chỉ có 3 sào ruộng, mỗi năm làm được 50 ang lúa. Từ khihai thằng Xin và Lin chết vì lở đất trên bãi vàng, ngôi nhà lúc nào cũng trốnghoắc”.

Rồi bà Hoa lại nhìnvề núi Thánh Giá buồn nẫu: “Nghèo, thà ăn mắm, ăn muối, nhất quyết từ nay đếncuối đời tôi không cho 2 đứa con còn lại đi làm vàng nữa. Chứng kiến cảnh tượnglực lượng tìm kiếm moi móc đất đá đưa xác Xin, Lin lên khỏi mặt đất là tôi khócngất, đau lòng lắm rồi”.

Ông Võ Phong Sơn (51tuổi, trú thôn 6, xã Tam Lãnh, H. Phú Ninh), người trực tiếp dùng đôi bàn taytrần moi móc đống đất đá khổng lồ đưa tất cả 6 phu vàng lên mặt đất, đến nay vẫnchưa hết bàng hoàng: “Lúc đó, nghe tin là tôi cùng một số anh em tức tốc mangđèn pin tìm đường vào rừng. Mọi người dùng tay đào bới bùn đất để cứu các nạnnhân được chừng nào hay chừng đó, nhưng tất cả đều chết. Đời “phu vàng” gom gópcủa cải vào rừng bạt núi tìm vàng, nhưng vàng đâu không thấy, chỉ thấy chếtchóc, đớn đau!”.

Khai thác vàng“chui” không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều phu vàng vì các vụ sập hầm mà cònđể lại những hậu quả nghiêm trọng khác như: sốt rét, bệnh tật, ma túy, mại dâm,tranh giành lãnh địa. Chị Nguyễn Thị Huỳnh (34 tuổi, trú thôn Châu Long, xã BìnhTrị, H. Thăng Bình) nghẹn ngào: “Năm 2007, chồng tui đi theo một số anh em kháctrong xã vào bãi đào vàng Động Giá. Năm 2008, anh ấy trở về rồi chết sau đó vớichẩn đoán là “bệnh lạ”. Còn nhớ, trong nhóm hơn 50 người ở xã Bình Trị và BìnhĐịnh, H. Thăng Bình làm vàng thuê tại mỏ vàng Động Giá thì có đến 15 người chếtvì “bệnh lạ”, với triệu chứng giống nhau: Khó thở, không ăn được, sút cân... Tấtnhiên, cùng với đó là hàng chục người vợ trở thành góa phụ.

Sống nhờbiển, chết cũng vì biển

4 năm trôi qua,những người đàn bà ở Bình Minh, H.Thăng Bình, Quảng Nam vẫn chưa quên trận bãoChan chu đã cướp đi mất những người chồng, người con khiến họ thành góa phụ.

Chị Nguyễn Thị Lâu(trú tại thôn Bình Tân, xã Bình Minh) nghẹn ngào kể: ”Tui đang vo gạo nấu cơmchiều, nghe tiếng kêu thất thanh cuối xóm. Chồng tôi là anh Võ Văn Mến cùng 20bạn câu mực trên chiếc thuyền định mệnh không trở về nữa. Trong số những thuyềnviên trên tàu, hầu hết anh em đều có quan hệ bà con thân thuộc”. Sau cái chếtcủa chồng, chị không dám cho con trai đi biển, ráng cho chúng ăn học để kiếmnghề. Thế nhưng, bây giờ trong chị lại thêm nỗi lo, hai đứa con gái sắp lấychồng, 2 người chồng chúng chọn cũng là những ngư dân bám biển. Chị sợ, nỗi sợcủa người đàn bà góa bụa. Và, dù chị không nói ra, nhưng chị hiểu ở xã Bình Minhnày, gần 100 góa phụ cũng chung nỗi lo như chị.

Chị Nguyễn Thị Vinh(26 tuổi, trú xóm Cồn, Tân Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) nước mắt lưng tròng, bế đứabé 6 tuổi với cơ thể mềm oặt. Người chồng xấu số đi biền biệt trong cơn bão Chanchu, để chị ở lại với đứa con trai nhỏ. Chị than phận mình, đời người con gái xứbiển không đếm được mấy ngày vui. Buồn và khổ dai dẳng như cái nợ đời mà biểnnhiều khi vô tình mang lại. Mỗi khi trái gió trở trời, căn nhà dột đâu đó, cũngcó bàn tay đàn ông che chắn, bớt hiu quạnh, thế mà bây giờ đều do một tay chịgánh.

Bao đời nay, đi biểnvẫn là nghề chính ở các xã ven biển Quảng Nam. Vì kế sinh nhai, nhiều phụ nữphải để chồng ra khơi. Mỗi lần dông bão, họ lại nơm nớp lo sợ, xôn xao hỏi thămtin tức của chồng, của người thân. Đã có nhiều người đi biển, đi là vĩnh viễnkhông về, để lại nỗi lòng những người đàn bà xứ biển những khoảng trống vô tận.Nhưng cũng từ trong nỗi đau ấy, không ít góa phụ kiên cường gượng dậy, thaychồng nuôi con, gánh vác gia đình. Từ đó, ngày tháng trôi qua, đôi vai của nhữngngười góa phụ lõm xuống với Gánh Nhọc nhằn thay chồng, đôi chân chai sạn vớithời gian chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học. Biển là lẽ sống, biển cũngmang lại nhiều nỗi đau không bù lấp được. Chỉ thương những người con gái xứbiển, họ sinh ra nhờ biển và rồi phải gánh chịu những nỗi đau tột cùng cũng từcơn giận dữ của đại dương…..

Núi đồi và biển cả,hầm vàng và thúng mực - Kế sinh nhai không thể khác được và nó cũng mang lại nỗiđau tột cùng đang hiện hữu trong thẳm sâu phận đời góa phụ.

Theo Công anĐà Nẵng



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.