Sống "nguyên thủy" ở xóm 5 không

Cách trung tâm Thành phố Phủ Lý chưa đến 15 km tại xóm 3 thôn Thanh Sơn (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), hơn 80 hộ gia đình đang sống trong cảnh "không điện, không đường, không trường, không trạm và không cả… nước sạch".

Cách trung tâm Thành phố Phủ Lý chưa đến15 km tại xóm 3 thôn Thanh Sơn (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh HàNam), hơn 80 hộ gia đình đang sống trong cảnh "không điện, không đường,không trường, không trạm và không cả… nước sạch".

Những năm 1985 và 1986, hơn200 hộ gia đình theo chủ trương của tỉnh Hà Nam đi lập vùng kinh tế nội địavà thành lập nên thôn Thanh Sơn ngày nay, với hy vọng có một cuộc sống tốthơn, đầy đủ hơn vì khi đó, mỗi hộ được hỗ trợ tiền làm nhà và 3 sào vườn.Nhưng đến giờ, xóm 3 vẫn âm u, leo lét ánh sáng của đèn dầu. Ăn cơm dưới ánhsáng đèn dầu, chăn lợn, nuôi gà cũng dùng đèn dầu… Ở đó, người dân vẫn khôngđược sử dụng các đồ vật thiết yếu như tivi, đài catset và họ hoàn toàn biệtlập so với thế giới bên ngoài.

Sống "nguyên thủy" ở xóm 5 không
Cô Lê Thị Lý nói: "Không có điện khổ lắm, nắng nóng đã đành, mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, sản xuất không thể phát triển được".
Ảnh:
Lê Hiếu

Hiện, cả xóm có 2 chiếc tivi,nhưng những chiếc tivi này cũng chỉ để trưng bày cho sang vì không cóđiện. Anh Nguyễn Văn Thúy nói: “Nếu như có điện, việc quay sắn sẽ đượcthuận tiện hơn, bình thường quay bằng tay mất một ngày, nếu có điện chỉkhoảng một giờ, có điện chúng tôi còn có thể mở rộng sản xuất...".

Từ nhiều năm nay, việc kiểmtra thăm khám sức khỏe với người dân xóm 3 là điều xa xỉ. Cuộc sống nghèotúng cứ thế dần trôi, những lần đau ốm cũng qua theo những “đơn thuốc” tựchế của người trong xóm. Thôn Thanh Sơn trước kia cũng có một trạm y tếnhưng giờ đây nó đổ nát chẳng khác gì… cái nhà hoang. Theo lãnh đạo xã ThanhNghị, do thiếu kinh phí nên khu "đa khoa" với 3 cán bộ y tế phải rút luixuống miền xuôi.

#

Ở đây, một dự án nước sạch cũng đã được thực hiện, nhưng không đạt hiệu quảsau một thời gian ngắn sử dụng. Kết cục là giờ đây, người dân đang dùng nướcmưa và nước suối. Mỗi một gia đình ở xóm 3 được chính quyền hỗ trợ một luđựng nước mưa để phục vụ tất cả các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn uống,tắm giặt…

Mỗi khi nước mưa trong các lu cạn dần, người dân phải dùng xe bò đi kéo nướcở suối và bể chứa về dùng. Những gáo nước màu vàng, nổi váng vẫn hàng ngàyđược người dân đem về sử dụng. Anh Vũ Văn Thực nghẹn ngào nói: “Chiều đến,tôi lại kéo xe bò đi xa gần một cây số để lấy nước, đó là nguồn nước suối tựnhiên, phục vụ cho hơn 80 hộ dân tại đây. Nếu ai ra muộn thì đành chờ đếnđêm cho nước suối chảy xuống"

Vào xóm 3 có một điểm dễ nhậnthấy nhất là cả xóm gần như không có lấy một em nhỏ, họ phải gửi con cách xanhà để được học cái chữ, "đã nhiều lần đề nghị xã Thanh Sơn, thành lậpmột điểm trường ở xóm 3, nhưng quá lâu rồi, chúng tôi không còn tha thiếtnữa" anh Thực nói. Con đường chính dẫn vào xóm 3 ngoằn nghoèo, đầy sỏiđá. Nó là con đường mòn, người dân đi lại nhiều mà thành. Đường đi khôngthuận tiện cũng làm cho việc trao đổi vật phẩm của người dân trở nên khókhăn hơn.

Sống "nguyên thủy" ở xóm 5 không
Anh Thực bên dòng suối phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hơn 80 hộ dân xóm 3.

Cả thôn Thanh Sơn có 3 xómthì xóm 3 là xóm rộng nhất, nằm sâu trong núi nhất và cũng là xóm khó khănnhất. Trời mưa, con đường vào xóm 3 heo hút như đi vào chốn không người,trơn nhầy nhụa, có những đoạn đá nhô lên gập ghềnh xe máy không đi quen sẽkhông đi được. Mưa thì trơn trượt, nắng thì bụi lùm, vậy mà bao năm nayngười dân vẫn nhọc nhằn đi lại trên con đường này, mỗi khi trời mưa, ngườidân lại rủ nhau, một nhà đóng góp công để đi tu sửa lại đường xá. Chú Tính,một người dân xóm 3 nói: “Ở nơi đây, hình thức trao đổi hàng lấy hàng vẫncòn tồn tại và nó còn là hình thức chính để bà con có gạo ăn. Cứ gần 2 tấnsắn thì đổi được một tấn lúa. Nếu trời mưa lụt, đường đi khó, không có chủnào vào trao đổi hàng thì chúng tôi phải mang sắn ra xóm ngoài để đổi thóc”.

Chị Nguyễn Thị Hương chobiết: "Con đường lên xóm 3, sắp sửa được xây dựng, nhưng lãnh đạo thôn chobiết, làm đường là cho dân đi, nếu làm vào phần đất của nhà dân sẽ không đềnbù cho dân". Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Văn Tiến,trưởng thôn Thanh Sơn cho biết: "Đúng là sắp có dự án làm đường qua thônThanh Sơn, nhưng đường là làm cho dân đi đỡ khổ, nên có làm vào đất nhà dân,họ phải tự thu xếp với nhau!".

Sẽ đền bù nếu làm đường vào đất nhà dân

Tuy nhiên, trao đổi với chúngtôi, ông Nhữ Văn Thứ, phường Bí thư xã Thanh Nghị, khẳng định: “Không cóchuyện làm đường vào đất của dân mà không đền cho dân, nếu như đất do dânlấn chiếm, nhà nước sẽ lấy lại, theo như giá đất hiện tại của địa phương,giá đất rừng là 11.000 đồng một m2, đồng thời sẽ hỗ trợ một kg gạo với tổngmức là 59.000 đồng m2".

Sống "nguyên thủy" ở xóm 5 không
Con đường xưa nay được coi là rừng rú sẽ được mở rộng hai bên lên tới 55 m, với 6 làn đường xe đi lại

“Vấn đề điện tại thônThanh Sơn, chính quyền đã xây dựng trạm biến áp 250KV, nhưng do nhà dân ở xanhau quá, nên đường điện không thể kéo tới nơi được”, ông Thứ cho biếtthêm.

Theo ông Thứ, đường lên thônThanh Sơn, trước đây là đường B2, phục vụ kháng chiến, đi từ Ninh Bình lênHòa Bình, cách đây 3 năm xã cũng đã xây dựng một con đường (có đoạn rảinhựa), nhưng 2 năm trở lại đây, một số đơn vị xí nghiệp vật liệu xây dựng,họ dùng xe tải hạng nặng chở vật liệu nên đoạn đường bị cày nát nham nhở.

Ông Thứ nói: "Việc mở đường vẫn còn nằm trên giấy tờ, nếu như đúng kếhoạch, đoạn đường này sẽ được mở rộng 6 làn đường, mỗi bên mở rộng thêm 55m,sẽ là tuyến đường huyết mạch đi xuyên từ Ninh Bình, qua Hà Nam rồi đến HòaBình"

Bà Trần Thị Hằng, Bí thư chi bộ thôn Thanh Sơn cho biết. "Đã rất nhiều lầntrong các cuộc họp, chính quyền thôn có kiến nghị lên xã, huyện để giảiquyết những vẫn đề bức xúc ở xóm 3 của thôn nhưng cho đến bây giờ những kiếnnghị đó vẫn là… chờ xem xét. Chúng tôi cũng không cần một con đường có tới 6làn xe, chỉ cần con đường nhỏ để người dân đi lại thôi"

Bà Hằng cho biết thêm, do việc quy hoạch, bố trí không hợp lý ngay từ đầukhi người dân mới vào lập vùng kinh tế nội địa nên giờ đây người dân xóm 3còn đang gặp phải một “không” nữa là người chết không có đất chôn! Nhữngngười qua đời phải dùng xe bò, kéo đi xa gần 10 km để có thể có chỗ yên nghỉhoặc phải đi chôn nhờ nơi khác.

Theo Lê Hiếu
Đất Việt



Người đàn ông bị đánh hội đồng dã man tại cây xăng
Công an thành phố Lai Châu đang điều tra vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng dã man ở một cây xăng trên địa bàn. Người dân và cộng đồng mạng rất bất bình về tính côn đồ, hung hãn của nhóm người sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.