“Sốt” chỗ học mầm non

“Ngày 146 thấy con nhà hàng xóm đi học hè, tôi định đi trước một bước đến Trường MN Hồng Nhung mua đơn, nhưng trường nói không nhận HS 3 tuổi nữa, hết chỗ rồi. Chạy qua mấy trường tư thục gần đó, trường nào cũng lắc đầu “đã bán hết đơn”. Chẳng lẽ chỗ học MN khan hiếm vậy sao?” chị Lê Phương Linh thường trú tại P.4, Q.Gò Vấp kể với giọng lo lắng.

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐTTP.HCM, các trường mầm non (MN) công bố kế hoạch tuyển sinh từ 15-6. Thế nhưngtrước đó nhiều phụ huynh đi xin học cho con đã nhận được câu trả lời “hết chỗ”.

“Ngày 14-6 thấy con nhà hàngxóm đi học hè, tôi định đi trước một bước đến Trường MN Hồng Nhung mua đơn,nhưng trường nói không nhận HS 3 tuổi nữa, hết chỗ rồi. Chạy qua mấy trường tưthục gần đó, trường nào cũng lắc đầu “đã bán hết đơn”. Chẳng lẽ chỗ học MN khanhiếm vậy sao?” - chị Lê Phương Linh - thường trú tại P.4, Q.Gò Vấp - kể vớigiọng lo lắng.

Quá tải

Tương tự, một số phụ huynh ởP.10, Q.Gò Vấp cũng đang sốt ruột vì Trường MN Thủy Tiên vẫn chưa thực hiệntuyển sinh cho năm học mới. Theo ban giám hiệu nhà trường: “Năm nay phổ cậptrẻ 5 tuổi nên trường phải chờ số HS 5 tuổi ra lớp hết rồi mới tính tiếp xem cónhận thêm HS ở độ tuổi khác không”.

“Sốt” chỗ học mầm non
Phụ huynh đến nộp hồ sơ xét tuyển cho con vào học tại Trường mầm non Họa Mi 3, Q.5, tp.hcm (sáng 16-6-2010)

Sáng 15-6 dù đã nghe nhà trườngtrả lời rành rọt nhưng chị Thu Tâm vẫn đứng tần ngần trước cổng Trường MN ThủyTiên không chịu về: “Tình hình này chắc phải bấm bụng chi thêm vài trăm ngànđồng nữa cho thằng nhỏ qua trường tư thục học quá. Chứ đợi thêm vài tuần nữa,khi trường công không nhận, trường tư cũng hết chỗ thì thằng nhỏ biết học ởđâu”.

Theo cô Nguyễn Thị Ngọc Lợi -hiệu trưởng Trường MN Hồng Nhung, Gò Vấp: “Do HS lớp 2 tuổi lên lớp 3 tuổi,HS lớp 3 tuổi lên lớp 4 tuổi... nên nhà trường không nhận thêm HS mới độ tuổi3-4 mà chỉ nhận HS nhà trẻ (dưới 3 tuổi) và dành chỗ nhận trẻ 5 tuổi trên địabàn”.

7g30 sáng 14-6, nhiều phụ huynhđã ào đến Trường MN Bình Trưng Đông, Q.2 xin cho con học hè. Anh C.Thanh - phụhuynh thường trú tại P.Bình Trưng Tây - vừa hấp tấp điền tên vào đơn vừa nói nhỏvới chúng tôi: “Xin học hè rồi xin học cả năm luôn đi. Phải đăng ký ngay tronghôm nay chứ không thì hết chỗ. Tôi vừa từ Trường MN Sen Hồng qua, bên đó hết chỗrồi”.

Trao đổi với chúng tôi, cô ĐàoThị Kim Phụng - hiệu trưởng Trường MN Sen Hồng, Q.2 - cho biết: “Hiện nhàtrường đang nhận HS lớp nhà trẻ, mỗi tháng 6-7 trẻ thôi. Riêng HS các lớp khácthì cứ lớp dưới đôn lên lớp trên đã kín chỗ”.

Trong khi đó, nhiều ngày naytrước cổng Trường MN Bến Thành, Q.1 luôn có rất đông phụ huynh đến hỏi về việctuyển sinh. Cô Tôn Nữ Kim Anh - hiệu trưởng Trường MN Bến Thành - tính toán: “Các lớp mầm, chồi, lá của trường hiện đều có sĩ số trên 60 HS/lớp. Có lẽ nămnay trường sẽ không tuyển thêm HS mới, nếu có chỉ tuyển khoảng 90 HS lớp nhàtrẻ. Còn ưu tiên nhận thêm trẻ 5 tuổi thì phải mở thêm lớp, khi đó chúng tôi sẽgiảm số HS nhà trẻ xuống”.

5 tuổi đã phải học trường tư

Nếu như nhiều quận, huyện trênđịa bàn TP ưu tiên nhận hết trẻ 5 tuổi vào học trường công thì tại quận Tân Phúviệc này không thực hiện được.

Bà Trần Thị Trí, phó trưởng PhòngGD-ĐT Q.Tân Phú, phân tích: “Tân Phú chỉ có 10 trường MN công lập, chắc chắnkhông thể đáp ứng hết nhu cầu của phụ huynh - nhất là phụ huynh những phườngkhông có trường MN công lập. Mặc dù thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi nhưng chúng tôicũng không thể phân tuyến HS, phụ huynh phải tự liên hệ với trường MN gần nơi cưtrú để xin học cho con.

Nếu trường công hết chỗ thìđành phải cho con em học trường tư, nhóm, lớp tư thục (hiện Tân Phú có 13 trườngtư thục và 107 nhóm, lớp MN tư thục - PV). Những năm qua, số HS Tân Phú học tạitrường lớp MN tư thục cao hơn gấp nhiều lần so với số HS học trường công lập”.

Theo Th.S Nguyễn Thị Kim Thanh,trưởng Phòng GD MN Sở GD-ĐT TP.HCM, những năm qua các trường, nhóm, lớp tư thụctrên địa bàn TP “gánh” giúp gần 50% số HS MN của TP.

"Năm nay thực hiện phổ cập thìtrường công sẽ giảm bớt các lớp 2,3,4 tuổi để dành chỗ cho trẻ 5 tuổi, nhưngcũng không thể nhận hết 100% số trẻ. Chắc chắn sẽ có một số HS phải học trườngtư. Tôi chỉ khuyên phụ huynh nếu không cho trẻ 5 tuổi học trường công lập đượcthì nên ghi danh cho cháu học trường tư thục, không nên để HS 5 tuổi học ở nhómtrẻ gia đình - điều kiện giảng dạy sẽ không bảo đảm như mong muốn”, bà Thanhnói.

Hà Nội: thay phiên “trực chiến” mua đơn

Hà Nội có gần 800 trường mầm non ở các loại hình nhưng chỉ khoảng 650 trường mầm non công lập, đáp ứng 45-50% nhu cầu gửi con của người dân Hà Nội. Nếu tính cả nhu cầu của dân các địa phương về Hà Nội làm việc thì khả năng đáp ứng quá khiêm tốn.

Chị Bùi Kim Xuyến, trú tại Định Công, Hoàng Mai, cho biết: “Có nhiều trường tư tốt nhưng học phí 2-4 triệu đồng/tháng nên không có điều kiện kinh tế gửi con. Nhiều tháng qua chúng tôi phải chuyển chỗ gửi con đến ba lần, từ nhóm trẻ gia đình đến tư thục loại bình dân nhưng thấy vẫn không ổn. Việc tìm một trường có học phí vừa với túi tiền và an toàn không dễ. Nhưng có tìm được cũng khó khăn nếu chậm chân”.

Theo nhiều giáo viên mầm non ở các trường Việt Bun, Hoa Hồng, Việt Triều, Mầm non A, Chim Non... thuộc khu vực nội thành, việc phụ huynh xếp đơn xin tuyển cho con ở độ tuổi 4-5 rất khó khăn, vì số trẻ nhận vào trước từ 3 tuổi tiếp tục học lên đã quá đông. Một số phụ huynh ngày nào cũng ngó nghiêng trước cổng Trường mầm non Bách Khoa cho biết phải trực để trường phát đơn thì mua.

Một phụ huynh cho biết năm trước cũng thời điểm này phải xếp hàng từ đêm để mua đơn xin học nhưng rốt cuộc vẫn bị rớt ra ngoài. Năm nay bố mẹ phải thay phiên nhau “trực chiến” chờ mua đơn!

Theo Hoàng Hương
Tuổi trẻ



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.