Sự thật ghê gớm sau “nghề ăn xin” khiến người hảo tâm đau lòng, bức xúc

Có không ít những sự thật ghê gớm ẩn giấu sau đó khiến nhiều người hảo tâm “ngã ngửa”, bức xúc và cả đau lòng khi nhận ra mình đã bị lừa

Bắt gặp trên phố những người ăn xin già nua hay tàn tật, những “người mẹ” nhếch nhác bế con nhỏ đang ngủ gục… nhiều người không khỏi xót thương và sẵn sàng cho tiền giúp đỡ. Vậy nhưng người ăn xin đó chưa chắc đã đáng thương, ốm đau bệnh tật hay rơi vào hoàn cảnh bần cùng… như chúng ta vẫn tưởng.

Thực tế có không ít những sự thật ghê gớm ẩn giấu sau đó khiến nhiều người hảo tâm “ngã ngửa”, bức xúc và cả đau lòng khi nhận ra mình đã bị lừa:

Những đứa trẻ được người lớn “chăn dắt” hành nghề ăn xin

Câu chuyện những đứa trẻ/người già ăn xin có tổ chức không còn xa lạ với nhiều người. Những em bé nhếch nhác đáng thương đi xin xỏ từng đồng trong quán xá, ngoài đường phố thường khiến người khác mủi lòng khi nghĩ đến con em mình nên dễ dàng cho tiền. Thế nhưng đằng sau đó là cả một “đường dây” đen tối chuyên “đào tạo”, dẫn dắt và thu lợi từ mồ hôi nước mắt của trẻ ăn xin gây phẫn nộ. Tiền các em xin về được không phải là của các em mà phải nộp cho bố mẹ hoặc những ông bà trùm đằng sau “giật dây” bắt các em làm công việc này.

 Nhiều trẻ nhỏ bị chính bố mẹ của mình hướng dẫn đi ăn xin người đi đường. (Ảnh: Trịnh Văn Huy)
Nhiều trẻ nhỏ bị chính bố mẹ của mình hướng dẫn đi ăn xin ...

Vào tháng 2/2016, tờ Infonet đã đăng bài báo Sự thật "vô nhân đạo" đằng sau hình ảnh đứa trẻ 5 tuổi đi ăn xin nói về câu chuyện của một nhóm bạn trẻ bắt gặp những đứa trẻ ăn xin có mạng lưới khiến dư luận không khỏi bất ngờ.

Những trường hợp này đã vô tình khiến nhiều người dần mất niềm tin và cảnh giác đối với bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào mà họ bắt gặp.

Dùng trẻ em làm công cụ dụ tình thương, ăn xin trục lợi

Những đứa trẻ nói trên đã đáng thương vì bị người lớn, thậm chí bố mẹ mình dẫn dắt vào công cuộc mưu sinh khi còn quá nhỏ. Thế nhưng còn có những em bé nhỏ hơn, đáng thương hơn khi bị buộc phải làm công cụ ăn xin cho người lớn. Đó là những đứa trẻ luôn ngủ mê mệt bên “bố/mẹ/ông bà” đang làm nghề ăn xin hoặc bán hàng rong giá đắt đã được báo Người đưa tin ngày 30/8 đề cập.

Nhẫn tâm tiêm ma túy cho trẻ con ngủ để bế đi ăn xin - Ảnh 3

Theo đó, có không ít đối tượng là phụ nữ bế trên tay những em bé 2 tuổi, thậm chí có cả vài tháng luôn trong tình trạng ngủ say để đi xin tiền hoặc bán hàng. Phóng viên hiếu kỳ từng theo dõi một trường hợp như vậy và phát hiện 2 mẹ con này đi bán hàng rong cả vài tiếng đồng hồ nhưng cháu bé vẫn ngủ mê mệt mà không hề tỉnh giấc. Chỉ thi thoảng lắm, người phụ nữ kia mới lại sốc mạnh bé lên vai mà bé cũng không hề hay biết khiến người khác nghi ngờ về một kịch bản đánh thuốc ngủ trẻ em để làm công cụ dụ tình thương kiếm tiền?

Trước đó, trường hợp trẻ nhỏ ở một số nước châu Á bị đánh thuốc mê, thuốc ngủ thậm chí là cho uống rượu hoặc chích ma túy để phê ngủ cho người lớn dễ bề mang theo xin tiền từng được một tác phương Tây giấu tên phản ánh trên CNN đăng lại khiến cả thế giới giật mình.

Trích đoạn ký của độc giả phương Tây giấu tên về nghề ăn xin ở các nước châu Á, đã được hãng CNN đăng lại – Báo Người đưa tin ngày 3/3/2014.

Lười lao động, ăn xin để có tiền hút, chích...

Một thanh niên có vết thương hoại tử ở chân liên tục hành nghề ăn xin tại tại các con phố ở thủ đô Hà Nội bị vạch trần là đang "lừa đảo lòng tin" của những người đi đường từng gây bão mạng xã hội là một trường hợp điển hình.

Nam thanh niên với tấm biển cầu xin sự giúp đỡ của mọi người.

Khi bị công an triệu tập, thanh niên này đã thừa nhận mình tên Hùng, 30 tuổi, quê gốc Thanh Hóa, gia đình sinh sống ở tỉnh Bình Phước. Ban đầu anh ta bị tai nạn nhưng vết thương chỉ xây xước, nhưng trót sa vào con đường nghiện hút nên chấp nhận tất cả. Vì tiêm chích nhiều nên vết thương bé tí dần loét to ra.

Thay vì chữa trị, thanh niên này đã làm tấm bảng kêu gọi xin tiền ủng hộ vì bị tai nạn lao động máy cắt vào chân, chủ thầu không có trách nhiệm nên không có tiền chữa nên bị nhiễm trùng, hoại tử... để xin tiền hút chích.

thanh niên, hoại tử chân, Iphone, HIV, hút chích
 
Thanh niên hoại tử chân đang trình bày với tổ công tác của Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Trên thực tế cũng có không ít trường hợp tương tự, vì lười lao động, nhiều người dù sức dài vai rộng nhưng vẫn giở thủ đoạn đánh lừa lòng thương của người đi đường để ngửa tay xin tiền khiến cộng đồng vô cùng bức xúc.

Ăn xin là nghề của cả làng?

Lên google gõ từ khóa “làng ăn mày” hay “làng ăn xin” lập tức bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả với những cái tên quen thuộc như: xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa); xã Xuân Lãnh (Đồng Xuân, Phú Yên), Ích Hậu (Lộc Hà, Hà Tĩnh)...

Quả thực đây là những địa chỉ “có tiếng” về việc người dân đồng loạt tỏa đi khắp nơi ăn xin, ăn mày như một nghề truyền thống. Tuy nhiên theo những người dân địa phương đó chỉ là quá khứ, hiện tại công việc này không còn duy trì, phổ biến mà thay vào đó người dân làm những công việc danh chính ngôn thuận khác. Xưa kia do thiên tai bão lũ nhiều, nhà cửa ruộng vườn bị tàn phá hết, người dân không có công ăn việc làm, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng nên để sống sót, rất nhiều người dân ở đây mới phải bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn.

"Làng ăn mày" ở xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) nay đã khác xưa rất nhiều

Vậy nhưng một bộ phận nào đó do thấy lợi lớn từ việc xin ăn nên vẫn duy trì. Điển hình như ở xã Xuân Lãnh (Đồng Xuân, Phú Yên) những năm gần đây, cứ đến hè hay những ngày Tết, các ngôi làng lại hiu quạnh bởi nhiều người đã dẫn theo trẻ con lên thành phố hành khất. Phát biểu trên báo VnExpress tháng 6/2014, Phó chủ tịch UBND xã này cũng đã thừa nhận thực trạng ăn xin trở thành cái nghề, thành tệ nạn xã hội và chính quyền địa phương đang cố gắng ngăn chặn.

V.K (Tintuconline tổng hợp)
Theo VietNamNet


Ăn mày

làng ăn xin

thủ đoạn ăn xin


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.