Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa

Trong khi người dân hối hả rời công sở hoặc lên đường về quê ăn Tết với gia đình, thì ở nhiều cơ quan, có những "bóng hồng" cần mẫn làm việc..

Trong khi người dân hối hả rời công sở hoặc lên đường về quê ăn Tết với gia đình, thì ở nhiều cơ quan, có những "bóng hồng" cần mẫn làm việc..

Ba năm xa con trong đêm giao thừa

Ngày 29 Tết, chúng tôi đến bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chứng kiến cảnh tượng tất bật, bận rộn của các bác sĩ và nhân viên y tế chẳng khác gì những ngày bình thường. Thậm chí còn họ còn vất vả hơn rất nhiều khi các ca bệnh đông đang xếp hàng chờ...

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 1.

Thời khắc giao thừa đã cận kề nhưng tại Khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn vẫn còn 55 bệnh nhân.

Dẫn chúng tôi đến các phòng bệnh của các bệnh nhân, BSCKII Nguyễn Thu Hương – Phó phụ trách khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, năm hết Tết đến, các cán bộ ở khoa điều đầu tiên là mong sao các bệnh nhân sẽ được về nhà ăn Tết, mong không có bệnh nhân nào phải nhập viện vào đúng những ngày Tết.

"Năm hết Tết đến rồi, bệnh nhân xuất viện có, bệnh nhân ở lại điều trị tiếp cũng không ít và bệnh nhân nhập viện cũng liên tục. Chúng tôi vì vậy làm việc không ngơi tay. Anh em động viên nhau đã trót mang nghề này vào thân thì chấp nhận. Coi như bệnh nhân khỏe mạnh là niềm vui cho năm mới", BS. Hương chia sẻ.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 2.

BSCKII Nguyễn Thu Hương đang thăm khám bệnh nhân nhi

Nhắc tới từ "Tết", BS. Hương chỉ cười và bảo rằng, ai cũng như chị, khi chọn nghề y, thì luôn chấp nhận "gia đình phải đứng sau công việc".

Nói rồi, BS Hương tiếp tục giới thiệu cho chúng tôi một bác sĩ trong khoa là BSCKI Phạm Thị Như Hoa đã 3 năm xa con trong đêm giao thừa.

Chị Hoa bảo: "Tôi lấy chồng không cùng quê nên sau mỗi ca trực Tết xong, hai vợ chồng lại tất tả lo về quê đón Tết. Nhưng 3 năm nay, đêm giao thừa nào tôi cũng trực nên không được ở bên chồng con, vì vậy gia đình tôi sáng mùng 1 mới về quê được".


Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 3.

Sức khỏe của bệnh nhân tốt là niềm hạnh phúc của các thầy thuốc, dù là ngày thường hay lễ Tết

Và chị Hoa kể lại một tình huống không bao giờ quên trong đời: "14 năm trong ngành, tôi chủ yếu trực đêm giao thừa và những ngày đầu năm mới. Tết năm 2016, đúng giao thừa, chúng tôi tiếp nhận trường hợp 1 em bé bị sốt cao, co giật trong lúc bố mẹ đưa đi đón giao thừa trên phố. Cháu bé được các bác sĩ xử lí ngon lành, hôm sau theo bố mẹ về nhà luôn. Cái Tết của họ coi như cũng trọn vẹn. Đó là niềm vui năm mới của chúng tôi rồi", BS. Hoa nói.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 4.

Có ít nhất 3 năm liền bác sĩ Hoa ở lại bệnh viện ăn Tết cùng bệnh nhân

Cảnh tượng tất bật cũng đang diễn ra tại Khoa cấp cứu Nhi – Nội bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi gặp BSCKII Phạm Thị Trà Giang – Phó trưởng khoa đúng lúc chị đang thăm khám cho bệnh nhân.

Vừa đặt ống nghe đo huyết áp người bệnh, chị vừa tươi cười trò chuyện và cho biết, 16 năm công tác trong ngành cũng là chừng ấy năm chị Giang đón Tết trong bệnh viện, không là đêm 30 cũng là ngày mùng 1, mùng 2 Tết.

Theo chị Giang niềm vui duy nhất dành cho những sự hi sinh ấy là nụ cười và sức khỏe của bệnh nhân.

"Bố tôi cũng làm bác sĩ. Từ bé, mỗi khi mẹ đi công tác xa, bố phải trực, tôi lại theo bố vào bệnh viện và... trực cùng bố. Chính vì thế, tôi hiểu được những nỗi vất vả của ngành nghề bố lựa chọn. Bố cũng chính là người đã định hướng tôi theo ngành y. Vì thế, tôi được sự đồng lòng không chỉ từ gia đình mình mà của cả gia đình chồng cũng như chồng cùng các con", chị Giang nhớ lại.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 5.

BS Giang cho biết từ nhỏ mình đã theo bố vô bệnh viện đón Tết.

Trong câu chuyện tâm sự với chúng tôi chị Giang nhắc nhiều hơn tới các con. Chị bảo, những lần trực đêm 30 chị đều nhận được điện thoại chúc mừng năm mới của con.

"Sinh ra là con của bác sĩ, tất cả những đứa trẻ ấy đều có tính tự lập cao. Con của tôi còn thạo lịch trực của mẹ. Nhiều hôm các con nhìn lên lịch rồi lại hỏi: "Hôm nay mẹ đi trực à?". Những lúc ấy tôi hạnh phúc vì biết rằng con mình đã trưởng thành và biết suy nghĩ.

Cũng có hôm thấy những biến động trong lịch trực của mẹ, các con lại suy đoán, chắc hôm nay ở cơ quan mẹ có cô, chú nào bận nên nhờ mẹ trực giúp", BS. Giang cười.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 6.

BS.Giang chia sẻ nỗi niềm về công việc

Nói rồi, đôi mắt chị bỗng hướng về những khoảng không xa xăm rồi bất chợt nở nụ cười tươi hơn:

"Những ngày Tết, các con được nghỉ học, chúng cũng muốn được bố mẹ đưa đi chơi nhưng tôi cứ bận rộn suốt. Đó là thiệt thòi cho các con. Nhưng ở đây còn rất nhiều người bệnh đang chờ chúng tôi".

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 7.

Bệnh viện Thanh Nhàn không lúc nào ít bệnh nhân

Những "bóng hồng" trên bục điều tiết giao thông

Không chỉ những người đang công tác trong ngành y, dù chiều muộn những ngày cuối năm trên khắp mọi ngả đường, cứ ngã tư nơi nào có đông người qua lại, chúng tôi lại gặp một số "bóng hồng" đứng trên bục điều tiết giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân về nghỉ lễ.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 8.

Thiếu úy Nguyễn Thị Kim Anh

Gặp Thiếu úy Nguyễn Thị Kim Anh (đội CSGT số 14 Công an TP Hà Nội) đang điều tiết giao thông tại ngã ba Kim Đồng – Giải Phóng. Mặc dù chỉ còn ít giờ nữa là kết thúc một năm cũ và chuyển sang năm mới, khi dòng người chật kín đang hối hả về quê nghỉ Tết thì nữ CSGT vẫn đang miệt mài công việc.

Trò chuyện với chúng tôi, Thiếu úy Kim Anh cho biết, những thời điểm như thế này lại là cao điểm mà lực lượng CSGT được huy động tối đa.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 9.

Giao thông những ngày cuối năm rất phức tạp

Đối với các nữ CSGT cũng làm việc cũng như các nam đồng nghiệp sẽ làm việc thông suốt trong những ngày nghỉ Tết đang đến. Ca làm việc buổi sáng bắt đầu từ 6h45 đến 8h, sau đó chị quay về làm việc tại văn phòng cơ quan và buổi chiều lại lên chốt từ 16h30 đến 19h. Có những ngày phương tiện đông, đường phố nghẽn đặc, chị cùng đồng đội phải làm đến tận 21h đêm.

"Khi được dấn thân vào nghề thì đó đã là một vinh dự, là trách nhiệm phải hoàn thành. Khi người dân chấp hành luật lệ giao thông thì chúng tôi rất vui, chúng tôi làm hết mình để đảm an toàn cho mọi người tham gia giao thông được về ăn tết vui vẻ", Thiếu úy Kim Anh tươi cười.

Tạm gác chuyện gia đình, những người phụ nữ này vẫn âm thầm làm việc trước thời khắc giao thừa - Ảnh 10.

Tại một nút giao thông quan trọng khác chúng tôi cũng chứng kiến hình ảnh của một nữ CSGT đang hăng say làm việc. Thời khắc giao thừa sắp đến, nhìn dòng người hối hả gấp rút đoàn tụ gia đình, chúng tôi lại càng nể phục những "bóng hồng" vẫn bám trụ với công việc chung dù việc nhà chưa trọn. Chúc các chị luôn mạnh khoẻ và gặp nhiều điều may trong năm mới này!

Theo Trí thức trẻ


làm việc

giao thừa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.