Tan nát rừng đầu nguồn

Những người giữ rừng đang bất lực trước cảnh rừng bị xâm hại và cảnh báo không lâu nữa rừng sẽ bị tận diệt. Khi ghé ngang trạm kiểm lâm Dakinde (khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, Đồng Nai), chúng tôi hỏi trạm trưởng Nguyễn Ngọc Quế vì sao quá nhiều cây gỗ lớn ở Bình Phước tiếp tục bị đốn hạ nằm chỏng chơ ở ven sông Mã Đà.

Rừng đầu nguồn Đông Nam bộđang bị tàn phá, cây cả trăm năm tuổi bị đốn hạ. Bao nhiêu công sức giữ rừng đềutrở nên vô vọng trước phong trào làm trang trại trồng cao su...

Những người giữ rừng đang bất lựctrước cảnh rừng bị xâm hại và cảnh báo không lâu nữa rừng sẽ bị tận diệt. Khighé ngang trạm kiểm lâm Dakinde (khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu,Đồng Nai), chúng tôi hỏi trạm trưởng Nguyễn Ngọc Quế vì sao quá nhiều cây gỗ lớnở Bình Phước tiếp tục bị đốn hạ nằm chỏng chơ ở ven sông Mã Đà.

Anh Quế bảo bởi người ta muốnbiến rừng giàu thành rừng nghèo kiệt để trồng cao su thì phá bằng mọi cách.“Rừng nghèo kiệt” có thân cây gỗ lớn, không thể có dấu đóng búa của kiểm lâm,không chuyển được nên gỗ cứ nằm đó rồi sẽ có lâm tặc đưa đi.

Cạn kiệt rừng xung quanh vườnquốc gia

Cử tri tỉnh Bình Phước đặt vấnđề: “Hiện nay có tình trạng doanh nghiệp núp bóng được giao sử dụng diện tíchđất khá lớn. Đây chính là nguyên nhân của nạn phá rừng phát triển mạnh trongthời gian qua, đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của ban quản lý rừng và có biệnpháp xử lý nghiêm, thật cụ thể”.

Trước ý kiến này, Sở Nông nghiệpvà phát triển nông thôn Bình Phước đã thay mặt UBND tỉnh giải thích ba loại rừnglà đất rừng nghèo kiệt, đất bị xâm canh, đất lấn chiếm trái pháp luật được quyhoạch để chuyển sang trồng rừng với loài cây đa mục đích (cao su) và trồng rừngnguyên liệu. Tuy nhiên, sở cũng thừa nhận có tình trạng diện tích rừng bị phálớn ở các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và đã được UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu kiểmđiểm xử lý kỷ luật đối với các chủ rừng.

Tan nát rừng đầu nguồn
Rừng giáp ranh khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu bị chặt hạ (ảnh chụp tại xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) - Ảnh: Hà Mi

Khi nhắc đến chuyện rừng, ôngNguyễn Văn Hoàng, hạt trưởng hạt kiểm lâm đặc dụng vườn quốc gia Bù Gia Mập, bứcxúc nói: “Người ta nói chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng cao su theo chủtrương của tỉnh nên rừng xung quanh khu vườn quốc gia đã cạn kiệt. Đất rừng cứchuyển cho cá nhân, tập thể để trồng cao su nên đất sản xuất của người dân cũngbị thu hẹp lại”.

Ông Hoàng nói khi dân thiếu đất,không còn đất sản xuất thì không còn cách nào khác là vào rừng đặc dụng để phá.“Vì vậy mà hàng trăm người lấy gỗ quý hiếm đã sẵn sàng chống trả kiểm lâm,làm tình hình bảo vệ rừng càng căng thẳng” - ông Hoàng khẳng định.

Thực tế cho thấy nhiều khu rừngtự nhiên từng được các nhà khoa học yêu cầu phải bảo vệ đã mất, xen vào đó làcao su trải dài, bạt ngàn. Tại xã Tân Hòa (huyện Đồng Phú, Bình Phước), mộtngười dân dẫn chúng tôi đi và chỉ vào từng vạt rừng cao su đang che bóng chonhững gốc cây rừng tự nhiên nằm trơ trọi, kể: “Trong một thời gian ngắn màcây rừng thân to có thể làm ván ngựa ba tấm bị hạ hết”.

Có thật là rừng nghèo kiệt đểchuyển đổi trồng cao su theo chủ trương chuyển đổi ba loại rừng? Chúng tôi nhờđến một người từng làm công tác quy hoạch rừng, ông dẫn chứng bằng cách gõ vàoGoogle và tra cứu ảnh vệ tinh các vị trí rừng ở Bình Phước trở ngược lại năm2008. Hình ảnh hiện ra thời điểm đó là cây nhiều tầng tán, dày đặc nằm ở huyệnĐồng Phú, Bù Đăng giáp với rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu.

Tan nát rừng đầu nguồn

Vị này nói: “Với khoa học ngàynay chỉ cần mua ảnh vệ tinh từng thời điểm, tính toán được trữ lượng gỗ, loạicây gì để xác định đó có phải là nghèo kiệt mà người ta cho chuyển đổi để trồngcao su. Khi ấy sẽ đủ cơ sở để khẳng định Bình Phước có cố tình liệt rừng giàuvào loại rừng nghèo kiệt để “tàn sát” rừng hay không?!”.

Giữ không nổi rừng

Len lỏi đến những nơi rừng đangbị đốn hạ mới thấy chưa bao giờ rừng đầu nguồn Đông Nam bộ bị “xà xẻo” như lúcnày. Đầu tháng 7, khi băng vào rừng vườn quốc gia Cát Tiên, Bù Gia Mập, chúngtôi chứng kiến rừng vẫn đang bị xâm hại nghiêm trọng bởi nhiều cây gỗ lớn đã bịxẻ liên tục và bị kiểm lâm bắt giữ.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trênđịa bàn huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) được các nhà khoa học đánh giá là phongphú cả về động vật, thực vật lẫn hệ sinh thái, là “lá phổi” của khu vực Đông Nambộ, nhưng gần 26.000ha rừng đặc dụng phải bảo vệ nghiêm ngặt vẫn cứ bị chặt phá.Hàng ngàn cây gỗ quý như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương... có đường kính trên 1m bịđốn hạ dọc ngang khắp khu rừng.

Tiếp xúc với chúng tôi, phó giámđốc vườn quốc gia Bù Gia Mập Cao Ngọc Long cay đắng thốt lên: “Quản không nổivì địa hình phức tạp, lâm tặc quá đông trong khi lực lượng kiểm lâm quá mỏng.Tình trạng phá rừng cứ tái diễn như hiện nay thì chỉ trong 3-5 tháng nữa cácloài gỗ quý hiếm ở đây sẽ không còn!”.

Ông Long trăn trở: “Khi các loàigỗ quý hiếm không còn sẽ kéo theo sinh cảnh rừng bị phá hủy và các loài động vậtquý hiếm cũng biến mất, rừng tự nhiên liền vùng, liền khoảnh lớn nhất và duynhất của tỉnh Bình Phước sẽ bị mất đi trên bản đồ”.

Khi chúng tôi đề cập tình trạnggỗ rừng quý hiếm ở vườn quốc gia Cát Tiên bị đốn hạ, ông Trần Văn Thành - giámđốc vườn - than vãn: “Xử lý phá rừng có nghiêm, có mạnh hay không còn phụthuộc vào sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, chỉ riêng đơn vị chúngtôi làm không xuể”. Theo ông Thành, gần đây nhiều vụ phá rừng có tổ chức vẫntiếp diễn, lâm tặc đã xông vào vườn chặt đốn cây gõ đỏ cổ thụ và đã bị bắt giữ.

Ông Long cũng cho biết tài nguyênrừng ở vườn quốc gia Bù Gia Mập bị xâm hại nghiêm trọng còn do các đơn vị, cộngđồng dân cư nhận khoán thường không dám ra tay khi giáp mặt lâm tặc trong rừng.Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng không được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nênkhi gặp lâm tặc không dám bắt giữ, thậm chí còn bị tấn công lại.

Trong một cuộc họp mới đây, tỉnhBình Phước cũng khẳng định: mỗi năm có 3.000ha rừng tự nhiên bị phá. Nguyên nhândo một số nhân viên quản lý bảo vệ rừng suy thoái, tiêu cực, tiếp tay hoặc làmngơ trước những hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Theo Tuổi trẻ



Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.