Tè bậy, nói xấu cô… bị đuổi học: "Chuyện giời ơi" phản giáo dục

Vụ 3 học sinh tè bậy bị đuổi học ở Thái Bình đang gây xôn xao dư luận. Chuyên gia giáo dục cho biết, việc kỷ luật như vậy không chỉ phản giáo dục mà còn sai quy định.

Vụ 3 học sinh tè bậy bị đuổi học ở Thái Bình đang gây xôn xao dư luận. Chuyên gia giáo dục cho biết, việc kỷ luật như vậy không chỉ phản giáo dục mà còn sai quy định.

Bị đuổi học vì lý do… giời ơi

Ngày 22.4 vừa qua, phụ huynh của 3 em học sinh lớp 9 Trần Văn Thanh, Trần Quang Minh và Trần Ngọc Hiệu trường THCS Vũ Tiến (huyện Vũ Thư, Thái Bình) đã phải gửi đơn kiến nghị lên Bộ GD ĐT, Sở GD ĐT để con em mình không bị đuổi học. Lý do các em bị đình chỉ học tới 6 tháng là vì đã trót… tè bậy.

te bay, noi xau co… bi duoi hoc: "chuyen gioi oi" phan giao duc hinh anh 1

3 em học sinh bị đình chỉ học vì… tè bậy. Ảnh: Báo Gia đình

Cụ thể, 3 em học sinh lớp 9 đã lên tầng tum của trường và tiểu bậy. Khi phát hiện, hiệu trưởng nhà trường - ông Phạm Xuân Định phạt xách nước từ ao lên tầng 3 để rửa chỗ các em tiểu bậy, đồng thời, đình chỉ học các em trong một tuần. Sau đó, khi bức xúc hiệu trưởng thu 40.000 đồng/học sinh vô lý, một nhóm học sinh trong đó có 3 em Thanh, Minh, Hiệu đã viết đơn, xin được gặp thầy hiệu trưởng để kiến nghị, nhưng bị từ chối…

Đến ngày 20.4, nhà trường mời phụ huynh của 3 em học sinh nói trên tới họp và cho biết sẽ đình chỉ học 6 tháng với 3 em. Ngày 21.4, khi chưa nhận được quyết định chính thức nên 3 học sinh vẫn đi học thì bị hiệu trưởng và công an xã mời ra khỏi trường. Cùng ngày, hiệu trưởng tập trung học sinh toàn trường để đọc quyết định đình chỉ học 6 tháng với ba học sinh này.

Ngày 23.4, Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Đoàn công tác yêu cầu hiệu trưởng nhà trường phải thu hồi ngay 3 quyết định kỷ luật, đình chỉ học tập 6 tháng đối với 3 học sinh này.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên học sinh bị phạt vì các lý do “giời ơi”. Trước đó, tháng 11.2015, phụ huynh Vũ Thị Hà Phương cũng đã gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc Sở GD ĐT Hà Nội. Nguyên nhân do con chị bị trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) buộc thôi học vì em này… nói xấu cô giáo trên Facebook. Tháng 8.2015, tại TP.Hồ Chí Minh cũng có vụ việc "con bị đuổi học vì mẹ chê đồng phục xấu" trên Facebook.

Những vụ việc này đều gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.

Xử lý phải có tính giáo dục

Sau vụ việc, nhiều ý kiến cho rằng, nhà trường đưa ra biện pháp kỷ luật như vậy là sự bất lực, thất bại trong giáo dục. Vì giáo dục là phải khiến học sinh nhận được cái sai, tiếp tục nhận sự giáo dục để tốt hơn chứ không phải khiến các em… thất học. Đồng quan điểm, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh bày tỏ sự bất bình với quyết định đình chỉ 3 học sinh vì tè bậy vừa xảy ra ở Thái Bình và cho rằng cách xử lý này là quá nặng , nếu không kịp thời khắc phục sẽ ảnh hưởng tới tương lai của các em.

"Nếu học sinh vi phạm việc giữ gìn vệ sinh môi trường trong trường học thì có nhiều cách để xử phạt khác nhau như vệ sinh lại khu vực đã làm ô nhiễm, quét vôi lại, dọn dẹp khu vực đó trong một thời gian nhất định, viết bản kiểm điểm hay yêu cầu học sinh mời phụ huynh lên trường để trao đổi chứ không nhất thiết phải áp dụng hình phạt đình chỉ học sinh", ông Cương phân tích.

Cũng theo Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, việc quyết định đình chỉ một học sinh phải được họp bàn từ nhiều phía trong đó có ban giám hiệu nhà trường, đại diện phụ huynh, giáo viên... chứ hiệu trưởng không thể tự ý ra quyết định đình chỉ việc học tập của học sinh.

Ngoài ra, việc thầy Hiệu trưởng trường THCS Vũ Tiến tập trung học sinh của 18 lớp ra sân trường để đọc quyết định đình chỉ học với ba học sinh liên quan là sai với quy định của Bộ GD-ĐT.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.