Thiếu chuyên môn hay y đức?

Vừa qua, tại buổi đối thoại giữa cán bộ y tế với người nhiễm HIV diễn ra tại BV Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đã được chứng kiến những câu chuyện có thật của người trong cuộc.

Vừa qua, tại buổi đối thoại giữacán bộ y tế với người nhiễm HIV diễn ra tại BV Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đã đượcchứng kiến những câu chuyện có thật của người trong cuộc.

Họ đã phải trải qua sự kỳ thị, thái độ lạnh lùngđáng sợ của cán bộ y tế tại chính BV này.

Những câu chuyện có thật!

Chị Hải, nhóm “Bồ câu Hà Nội” không nén nổi bức xúc khi kể về trường hợp mộtngười bạn cùng nhóm bị chửa ngoài dạ con vào BV cấp cứu. Đó là vào tháng12-2009, khi có dấu hiệu chảy máu, người bạn của chị đã vào khoa Sản II khámvà thật thà khai rằng mình có H để các y, bác sĩ có biện pháp phòng tránh.Điều khiến chị đau đớn hơn cả là thái độ kinh sợ của nhân viên tại khoa. Họđã bố trí cho chị một giường riêng ở trong khu nhà vệ sinh và đóng cửa chochị nằm đó một mình với cơn đau vật vã.

Câu chuyện xảy ra với chị D., nhóm “Sức trẻ” đã sáu năm nhưng nó trở thànhnỗi ám ảnh đến mức khi nhắc lại, chị không kìm được nước mắt và những tiếngnấc nghẹn ngào. Lúc đó chị mang thai con đầu lòng và chỉ đi xét nghiệm theothai kỳ tại khoa Xét nghiệm. Điều cho đến giờ chị không thể quên là lúc đưakết quả xét nghiệm, nhân viên y tế nhìn chị đầy khinh miệt và tra hỏi: “Chịlàm nghề gì?, tại sao nhiễm HIV?, đã nhiễm HIV còn chửa đẻ… ”.
 
Thiếu chuyên môn hay y đức?
Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội:
Nhân viên chưa được tập huấn về HIV nên thụ động khi tiếp nhận, xử lý tình huống

“Không được an ủi, động viên lấy một câu màcòn bị hỏi những câu mà đến chính tôi cũng không thể lý giải nổi vì sao mìnhnhiễm HIV. Họ nhìn tôi như thể tôi là gái bán dâm!” - chị D. chua chát.

Chị Nh. bản thân cũng làm nghề y tá nhưng buộc phải đâm đơn kiện những ngườicùng nghề bởi vì sự kỳ thị của họ mà chị suýt mất mạng. Chị Nh. cay đắng kể:“Tôi đã khám, theo dõi thai tại BV và dự định sinh mổ tại đây nhưng chưa đếnkỳ sinh nở thì bị vỡ ối và phải vào cấp cứu (tháng 12-2009). Do hồ sơ bệnhán đã được lưu và theo dõi nên các bác sĩ đã nhìn thấy dấu của Quỹ toàn cầu(mã dấu xác nhận người nhiễm HIV). Thế nên mặc dù tôi bị chảy máu, mong muốnđược mổ đẻ nhưng nữ hộ sinh ở phòng khám bệnh vẫn bắt đẻ thường.

Lên phòng chờ đẻ, tôi đang đau quằn quại thìnghe một nữ hộ sinh nói oang oang: “Ơ, mọi người không biết à?, dấu Quỹ toàncầu này là dành cho bệnh nhân HIV”. Sau đó, họ gọi điện xuống cho nhữngngười vừa khám cho tôi và bảo nhau mau đi rửa tay thật sạch; tôi bị truy vấnlà “làm nghề gì?” khiến người càng thêm tê dại”.

Nhưng có lẽ, điều khiến chị “đến chết cũng không quên được” là khi đượcchuyển lên khoa dành riêng cho người có H, một hộ lý đã giật lấy bệnh án rồiquẳng cho chị cái chiếu và bảo: “Ngồi đấy chờ, khi nào đau thì gọi!”. Lúcchị nằm trên bàn đẻ vẫn bị bác sĩ mắng té tát: “Chúng mày không thương chúngtao, mổ dễ bị phơi nhiễm. Mày làm nghề gì? Lây khi nào? ở đâu?”. Sau khi conchị chào đời an toàn thì chị bị bác sĩ bỏ mặc khiến băng huyết, đờ tử cungvà lịm đi. Khi tỉnh dậy chị thấy người lạnh toát và như vừa từ cõi chết trởvề.

Phải tăng cường “y đức”

Ông Nguyễn Duy Ánh, Phó Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội đã thay mặt cán bộ BV xinlỗi những sản phụ đã phải trải qua cảm giác bị kỳ thị, bị đối xử không đúng.Và theo ông Ánh, nguyên nhân một phần do cán bộ y tế thiếu kiến thức, ítđược tập huấn về HIV/AIDS.

Không đồng tình với lý giải này, chị Đào Hương Th. cho rằng, các y bác sĩ ởđây chắc chắn không ai không có hiểu biết về HIV mà cái chính là tấm lòng họcó rộng mở hay không?

Là một người gắn bó với việc theo dõi thai kỳ cho phụ nữ HIV nhiều năm tạiBV, bà Đặng Thị Nghĩa (phòng Chỉ đạo tuyến) nhận định, nếu không giải quyếttận gốc rễ thì không thể chấm dứt được tình trạng này. Cần có những khóa đàotạo về HIV/AIDS cho các  đối tượng khác nhau từ y tá cho đến nữ hộ sinh, hộlý, bác sĩ khám, mổ…

Theo bác sĩ, Luật gia Trịnh Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật vàChính sách Y tế HIV/AIDS, tình trạng kỳ thị với phụ nữ có H bên cạnh dothiếu kiến thức còn là y đức. Ngoài hiểu biết về HIV thì phải tăng cường yđức mới xóa bỏ được những phân biệt này.
Khi những câu chuyện có thật được công bố công khai trước nhiều cán bộ y tếcủa  BV và cơ quan chức năng mới đủ lí lẽ để Phó Giám đốc BV nói ra một lờixin lỗi. Nhưng hàng ngày, còn nhiều phụ nữ khác khi vào khám, sinh nở tạiđây vẫn phải nhận thái độ lạnh lùng, thờ ơ. Và dường như họ sẽ không có dịpđược nghe lời xin lỗi này. Vì lẽ đó, không có gì khó hiểu khi chị Th., chiasẻ: “Dù là người ở Hà Nội nhưng bạn bè tôi khi có thai đều ngại đến BV Phụsản khám, sinh nở”.

Vấn đề “y đức” có lẽ không chỉ dành cho thai/sản phụ có H mà rất cần dànhcho nhiều phụ nữ khác, bởi trong tình trạng “người chửa, cửa mả” họ rất cầnsự giúp đỡ cả về kỹ thuật lẫn tinh thần!

Theo Vân Hà
Phapluatxahoi.vn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.