Đừng khinh nước "mềm", nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy

Với tốc độ phun lên đến 1.000 mét/giây, tia nước có áp suất cực lớn có thể "cắt ngọt" thép, inox, bê tông... với độ chính xác cực cao.

Với tốc độ phun lên đến 1.000 mét/giây, tia nước có áp suất cực lớn có thể "cắt ngọt" thép, inox, bê tông... với độ chính xác cực cao.

Nếu chúng ta nghĩ rằng băng, đá là hình thái cứng nhất của nước có thể khiến chúng ta mất mạng như chơi thì hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng dòng nước mềm kia có thể trở thành "vũ khí" xuyên thủng thép, bê tông, thậm chí khoét lỗ sâu hoắm như vết đạn vào cơ thể người!

Không ai có thể ngờ, nước "mềm" như vậy lại có khả năng cắt và định hình các loại vật liệu cứng như các loại máy cắt gia công bằng tia laser, plasma và tia lửa điện.

Bằng hệ thống van tạo áp suất cực lớn, các nhà khoa học đã cho ra đời một máy gia công bằng thủy động lực học có vai trò như một cái cưa vô cùng sắc bén, cắt ngọt rất nhiều vật liệu mà không sinh ra nhiệt.

Phương pháp gia công bằng thủy động lực học còn gọi là cắt bằng tia nước (tên tiếng Anh là Water Jet Cutting - WJC). Đây là phương pháp sử dụng tia nước ở áp suất cực lớn để gia công (cắt và định hình) vật liệu.

Đừng khinh nước mềm, nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy - Ảnh 1.

Phương pháp gia công bằng thủy động lực học còn gọi là cắt bằng tia nước.

Tia nước dùng để cắt vật liệu có áp suất từ 100 đến 620 MPa, tốc độ tia nước phun ra là vô cùng lớn, từ 400 đến 1.000 mét trên một giây.

Để rút ngắn thời gian thi công với những vật liệu dày và cứng, người ta đã pha một số loạt chất cực mịn khác vào nước để quá trình cắt diễn ra nhanh hơn.

Phương pháp gia công cắt lạnh này không hề bị hạn chế bởi độ dày của vật liệu cần gia công, nó có thể cắt vật dày lên đến 20 inch (khoảng 50,8 cm).

Với khả năng xuyêt cắt, tốc độ và áp suất cao đến thế, việc máy cắt bằng tia nước có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người là điều... dễ như ăn kẹo!

Hãy xem nguyên lý hoạt động của chiếc máy cắt lạnh qua hình ảnh dưới đây:

Đừng khinh nước mềm, nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy - Ảnh 2.

Hình: Cadcamcae.edu.vn.

Đừng khinh nước mềm, nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy - Ảnh 3.

Cấu tạo vòi phun. Hình: Thaodocongtrinh.vn.

"Cha đẻ" của phương pháp gia công cắt lạnh này chính là nhà khoa học gốc Ai Cập Mohamed Hashish.

Vào những năm 1970, tại phòng thí nghiệm ở Mỹ, Mohamed Hashish đã nghĩ ra việc dùng áp suất cao và gia tăng các hạt mài (hỗn hợp thêm vào trong nước) để tăng khả năng và thời gian cắt vật liệu của nước.

Đừng khinh nước mềm, nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy - Ảnh 4.

Tiến sĩ Mohamed Hashish thí nghiệm máy cắt bằng tia nước tại phòng thí nghiệm Flow ở Mỹ.

10 năm sau, phát minh của ông lập tức trở nên nổi tiếng thế giới và được ứng dụng rộng rãi trong hàng loạt các ngành hàng không, thực phẩm, công nghiệp ô tô, luyện kim, chế tạo máy, nghệ thuật tạo hình...

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp cắt bằng tia nước này là không sinh nhiệt, gia công được ở nhiều bề mặt phức tạp, tạo hình nghệ thuật dễ dàng hơn so với các phương pháp gia công sinh nhiệt khác, gia công đạt độ chính xác cao, bề mặt phẳng...

Đừng khinh nước mềm, nó có thể khoét thủng bê tông, thép đấy - Ảnh 5.

Ngoài ra, cắt bằng tia nước không làm thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu gia công và không gây nóng lên vùng gia công của vật liệu, giúp vật liệu sau khi cắt không bị hỏng, thay đổi tính chất.

Theo Trí Thức Trẻ/DaltonsWadkin/Youtube.


cắt bằng tia nước

Bình luận