- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô Bính hàng Đẫy, hồng nhan không bạc mệnh và chuyện “ăn miếng thịt gà thưởng nhẫn kim cương”
Về nhà chồng, cô Bính luôn là người vợ hết mực chăm lo cho gia đình. Ông Bùi Tường Viên cũng chưa bao giờ to tiếng với vợ...
Tiểu thư lá ngọc cành vàng và mối tình “có duyên mà không có phận”
Trong Tứ đại mỹ nhân Hà thành xưa, cô Bính hàng Đẫy được xem là người có số phận may mắn hơn cả. Cô Bính tên thật là Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, là 1 trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi - một trong những thành viên của dòng họ Đỗ Bá Già (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
Nói đến tên ông, mọi người đều kính cẩn gọi là cụ Lợi. Mặc dù tuổi ông chưa đến chức cụ, nhưng vì gia sản quá giàu có mà mọi người đều kiêng nể e dè. Khi đấy khoảng 20 công trình lớn nhất Hà Nội đều do cụ làm chủ thầu.
Cô Bính sinh ra đã sở hữu làn da trắng như trứng gà bóc, nét mặt dịu dàng thanh tú, chỉ thích mặc áo dài màu đen để tôn làn da trắng sứ tinh khôi. Cũng vì thế mà người Hà Nội thường gọi cô Bính là “giai nhân áo đen”.
Từ nhỏ, cô Bính đã có thói quen không ăn thịt gà. Cụ Đỗ Lợi vì vô cùng cưng chiều con gái, lo con khảnh ăn nên đã cho mời đầu bếp nấu cho vua Bảo Đại về nhà trông coi việc bếp núc. Trong một bữa cơm gia đình, cụ Đỗ Lợi còn tuyên bố, nếu con gái chịu ăn một miếng thịt gà, ông sẽ thưởng một nhẫn kim cương, ăn hai miếng thưởng hai nhẫn kim cương. Song đứng trước phần thưởng lớn, cô Bính chỉ mỉm cười ý nhị từ chối.
Cụ Đỗ Lợi sau đó tiếp tục tuyên bố sẽ thưởng lớn cho đầu bếp nếu nghĩ cách giúp con gái cụ ăn thịt gà. Mãi sau đó, tới khi người đầu bếp của triều đình nhà Nguyễn nấu món bún thang, cô Bính mới xuôi lòng.
Cô Bính sinh ra đã sở hữu làn da trắng như trứng gà bóc, nét mặt dịu dàng thanh tú.
Với gia đình bề thế, cô Bính từ nhỏ được cha mẹ cưng chiều như báu vật. Cô được gia đình cho đi học ở trường Tây. Được răn dạy theo khuôn khổ, nên tính cách của cô nhu mì, đoan trang, công dung ngôn hạnh có đủ và cách ứng xử cũng rất mực ý tứ.
Ngày ấy, cụ Lợi biết con gái có sở thích ngắm hoa nên đã cho người trồng cả giàn hoa hồng cùng phong lan trước sân nhà. Hình ảnh của cô tiểu thư ngày ngày ra ngồi ghế mây đọc tiểu thuyết ngắm hoa đã khiến chàng trai trẻ, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp - con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh say đắm.
Cô Bính (thiếu nữ mặc đồ đen có dáng ngồi ở vị trí thấp nhất) chụp ảnh với các chị em trong nhà.
Hàng ngày, ông đều mượn cớ đi qua ngôi nhà ở hàng Đẫy để có thể được ngắm nhìn người đẹp. Họ chỉ trao nhau cái nhìn trộm rồi kẻ ở người đi, tình trong như đã nhưng mặt ngoài còn e. Chuyện cứ thế kéo dài cả năm trời, tới nỗi cả hai gia đình đều biết. Song phía gia đình cô Bính chỉ cho rằng chàng nhà thơ này cũng chỉ như bao chàng trai khác. Vả lại, với Nguyễn Nhược Pháp cũng có nỗi lòng về sự mặc cảm gia thế hai gia đình quá cách biệt.
Năm 1935, tập thơ "Ngày xưa" của Nguyễn Nhược Pháp ra đời, đưa ông lên thành một trong những cây bút hàng đầu của phong trào thơ mới. Qua những dòng chữ trong "Mỵ Nương", "Tay ngà", "Cô gái bên bờ ao", người yêu thơ ai cũng hiểu được rằng, cảm hứng đều được lấy từ người đẹp Đỗ Thị Bính.
“Tóc xanh viền má hây hây đỏ
Miệng nàng bé thắm như san hô
Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ”
Thế nhưng hai con người ấy xem như có duyên mà không có phận. Năm 1939, chàng thi sĩ trẻ qua đời khi tuổi đời chỉ mới 24 vì căn bệnh lao.
Hôn nhân êm ả với chàng kỹ sư
Gần 1 năm sau sự ra đi của chàng thi sĩ trẻ, cô Bính được gia đình thuyết phục gả cho chàng kỹ sư Bùi Tường Viên vừa du học ở Pháp về. Ông sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc, anh trai ông là Bùi Tường Chiểu - một luật sư nổi tiếng thời bấy giờ. Sau này, Bùi Tường Viên giữ chức Hiệu trưởng Trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội).
Dẫu là cuộc hôn nhân sắp đặt song hai người họ đã có cuộc sống hạnh phúc đến cuối đời. Ngày mới về nhà chồng, cô Bính còn chưa biết mặt chồng nên cũng tình cảm cũng chưa có. Song sau một thời gian sống chung dưới một mái nhà, sự nhẹ nhàng, ân cần của chồng đã khiến cô Bính xiêu lòng.
Giai nhân Đỗ Thị Bính và ông Bùi Tường Viên.
Là hôn sự giữa hai gia đình có tiếng nên đám cưới của giai nhân Đỗ Thị Bính và ông Bùi Tường Viên được tổ chức vô cùng linh đình. Quan khách ra vào nườm nượp như trẩy hội suốt mấy ngày liền. Ngày cưới, cô Bính khoác lên mình bộ áo dài được dệt từ những sợi chỉ vàng và kim tuyến càng tôn lên nhan sắc đỉnh cao thời bấy giờ.
Về nhà chồng, cô Bính luôn là người vợ hết mực chăm lo cho gia đình. Ông Bùi Tường Viên cũng chưa bao giờ to tiếng với vợ, lúc nào cũng thể hiện sự tôn trọng nhường nhịn. Họ đã sống những tháng ngày hạnh phúc, đầm ấm bên nhau với những đứa con lần lượt ra đời.
Năm 1945, hưởng ứng cuộc phát động Tuần lễ vàng, người cha Đỗ Lợi đã tặng Chính phủ Cách mạng lâm thời 45 lạng vàng và 18 căn biệt thự. Sau này, cụ Lợi đã tặng tổng cộng 31 căn nhà và biệt thự cho nhà nước.
Năm 1946, giặc Pháp bắn phá ác liệt Hà Nội, cô Bính cùng chồng con sơ tán lên Tiên Lữ, Lập Thạch, Vĩnh Phúc rồi sau đó là lên Tuyên Quang. 8 năm này, người đẹp vốn được sống trong nhung lụa từ nhỏ, hàng ngày chỉ biết đánh đàn, đọc tiểu thuyết đã phải trải qua cuộc sống hết sức khó khăn như những người dân thường khác.
Để trang trải cuộc sống, bà xoay đủ thứ nghề từ làm bánh cuốn, bánh phở, bánh tẻ, bún thang, thậm chí làm nước tương. Nhờ ngày xưa được cha thuê đầu bếp của Bảo Đại về gia đình nấu nướng nên cô đã học được những bí kíp nấu nướng không phải ai cũng có được.
Từng là tiểu thư lá ngọc cành vàng nay phải lao động như những người dân bình thường, cô Bính vẫn luôn giữ được khí chất con nhà nề nếp gia phong Hà Thành vốn đã thấm vào cô từ khi còn nhỏ. Dù là đi tản cư song những thói quen như bát đũa trong bữa cơm gia đình luôn phải tráng nước sôi thật kĩ vẫn được cô lưu giữ.
Những ngày tháng ở Sơn Dương, khi dịch sốt rét đang hoành hành, cô Bính còn được bác sĩ Bùi Xuân Tám (em trai của họa sỹ Bùi Xuân Phái) dạy cho cách tiêm thuốc kilofooc. Nhờ vậy, cô đã cứu sống cho rất nhiều người thoát khỏi căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Cô được bà con vùng Sơn Dương yêu mến và gọi là “bà tiên kháng chiến”.
Năm 1954, sau 8 năm di tản, gia đình bà rời Tuyên Quang về lại ngôi nhà cũ ở 30 Nguyễn Thái Học. Năm 1986, chồng cô qua đời sau 10 năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Năm 1992, cô Bính qua đời, hưởng thọ 77 tuổi vì căn bệnh cao huyết áp. Sau khi ra đi, cô Bính được mặc một áo cánh màu vàng mỡ gà trong cùng, bên ngoài là áo dài bằng vải lụa đen, ngoài cùng khoác chiếc áo dạ Mông Tự đen tuyền đúng như di nguyện.
Theo Khám phá
-
Pháp luật6 phút trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật6 phút trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật6 phút trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật7 phút trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật7 phút trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật8 phút trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật9 phút trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Xã hội1 giờ trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội1 giờ trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội1 giờ trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Xã hội1 giờ trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Pháp luật1 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội2 giờ trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.
-
Xã hội2 giờ trướcTải ứng dụng VssID, gia đình bỗng phát hiện hồ sơ cho thấy con trai mới 4 tuổi, bị bệnh tự kỷ, nhiều lần nhập viện điều trị mà không hay biết