- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dành cho 13 ngôi sao được Rào Trăng ôm vào lòng!
Không có phép màu nào ở Rào Trăng. Tiếng gọi "có ai còn ở đây không?" của đồng đội đã chìm vào vô vọng. Và rồi các anh cũng trở về ướt đẫm nước mưa và nước mắt...
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm".
Bài thơ đang được truyền trên MXH khiến nhiều người dù đang ngồi văn phòng giữa bộn bề công việc cũng phải len lén lau đi những giọt nước mắt. Bởi các anh không phải là người xa lạ, các anh là người thân, là đồng bào, là máu thịt, là ngọn lửa. Tiếc là ngọn lửa ấy không may lại lụi tàn.
Ngày 12/10, sạt lở xảy ra tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đặt tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn cứu hộ 13 người được cử vào đây chỉ 2 tiếng sau khi nhận được thông báo. Trong 13 người ấy, có 11 người là bộ đội, 2 người còn lại gồm 1 cán bộ huyện và một phóng viên. Họ cùng đi thực hiện nhiệm vụ: Cứu hộ những công nhân còn mắc kẹt trong mưa lũ.
Rạng sáng 13/10, khu vực đoàn cứu hộ dừng chân nghỉ ở Tiểu khu 67, Trạm kiểm lâm Sông Bồ đã bị sạt lở khiến 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc. Linh tính đau thương xuất hiện nhưng ai cũng mong cầu phép màu xảy ra để 13 cán bộ, chiến sĩ được trở về an toàn.
Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ tìm thấy toàn bộ 13 cán bộ, chiến sĩ bị mất tích. Nhưng phép màu đã không tới. Rào Trăng đã ôm các anh vào lòng, để đau thương cho người ở lại…
Lời chào của đồng đội với các anh, những giọt nước mắt chảy ngược...
Người ta có thể mường tượng ra ở trạm kiểm lâm, chỉ còn là bãi sạt lở hoang tàn, lượng đất đá tương đương nửa ngọn núi đã đổ xuống. Tiếng gọi ám ảnh "Có ai đó không?", "Ai ở đó lên tiếng đi" gọi vang. Đồng đội gọi các anh, nhưng không có tiếng trả lời nào cất lên. Chỉ còn lại sự im lặng ghê người, tiếng hú gọi trong tuyệt vọng rơi vào thinh không. Mọi thứ xung quanh chỉ còn là bùn đất, cây cối bị đổ do mưa gió lớn. Hy vọng nào để các anh trở về?
Đồng đội tìm các anh trong lòng đất, từng chiếc xẻng đưa xuống nhẹ nhàng, bàn tay bới đất đá như sợ các anh đau thêm lần nữa… Đất đá bão lũ đã vùi dập những người con quả cảm, vùi luôn trái tim nóng ấm nhiệt huyết xuống đất lạnh… Lời chào tưởng chỉ là 1 chuyến đi làm nhiệm vụ như bao lần bỗng là câu nói cuối cùng ám ảnh, là tiếng vọng về từ quá khứ với người ở lại.
Tiếng gọi thân thương: "vợ ơi", "con yêu ơi", "mẹ ơi"... không bao giờ còn có thể cất lên lần nữa. Một cuộc chia ly không được báo trước!
Hình ảnh hoang tàn từ Rào Trăng 3.
Xót xa hình ảnh cha già gương mặt thẫn thờ, ánh mắt hoe đỏ ngồi chờ tin, rồi nấc lên khi thấy con trở về theo cách đớn đau tột độ. Bao lời cầu nguyện đã không được đáp lại.
"Ai ngờ đó là lần cuối cùng chú Man ghé nhà!", câu nói xen lẫn sự xót xa của người hàng xóm cạnh nhà thiếu tướng Nguyễn Văn Man khiến người ta có thể mường tượng ra cảnh lúc ông từ đơn vị tạt qua nhà lấy mấy bộ áo quần rồi đi và... không trở lại.
Dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật đồng chí Phạm Văn Hướng, ngày 15.10.1968" trên Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng như một niềm đau. Đồng chí Phạm Văn Hướng không thể thổi nến sinh nhật dù anh đã trở về.
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
Chưa bao giờ người ta sáng tác thơ nhiều như thế, nỗi đau ấy cần 1 ngôn từ để biểu đạt và thơ là nỗi lòng, là lời than, tiếng khóc thương. Nỗi đau ấy không phải là của riêng người thân các anh, là của đồng bào, của Tổ quốc, của mỗi trái tim biết yêu thương…
Giống như bao lần khác, Tổ quốc gọi các anh lên đường, nào đâu kịp nghĩ về sự sống hay cái chết, bởi chỉ có 2 chữ nhân dân, đất nước.
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
Cộng đồng mạng thay ảnh đại diện thể hiện lòng tiếc thương với 13 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh quên mình vì nhân dân.
Ngày 15/10 chắc chắn là ngày kỷ niệm buồn nhất của lực lượng vũ trang Quân Khu 4. Đón các chiến sĩ trở về nhưng không có những cái bắt tay, cái ôm thắm thiết mừng rỡ như mọi lần, mà chỉ có những giọt nước mắt, những trái tim bị bóp nghẹt mà thôi. Bởi "áo bào thay chiếu anh về đất" rồi!
Giữa thời bình đất mẹ đã ôm lấy những người con ưu tú theo 1 cách đớn đau. Các anh có nghe thấy Tổ quốc gọi tên mình. Các anh có nhìn thấy những giọt nước mắt gạt ngang hay những dòng lệ rơi lã chã. Các anh có thấy tiếng gào thét của trẻ thơ, hay bàn tay bóp chặt nén đau thương của những người vợ, những giọt nước mắt chảy ngược từ đôi mắt khô đục của người đầu bạc tiễn người đầu xanh.
Chiến sĩ nhớ đồng đội, những người vợ, những người con, những ông bố bà mẹ thương xót những ông chồng, ông bố, những đứa con. Nhưng các anh nằm xuống vì nhân dân, vì 1 sứ mệnh chưa từng do dự, vì "trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa". Nên kể cả đất lạnh có vùi lấp thì trái tim ấy vẫn luôn nồng ấm để đốt 1 ngọn lửa cháy mãi.
"Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu".
Một lần nữa xin kính cẩn nghiêng mình cảm tạ những gì các anh đã làm cống hiến cho đất nước! Đất mẹ ôm các anh vào lòng, Tổ quốc ôm các anh vào lòng, chúng tôi cũng ôm lấy các anh.
Và lời 1 bài hát lại thiết tha vang lên trong mỗi người: "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai...". Chẳng có nơi nào đâu là hiểm nguy, chỉ có nơi đâu cần các anh sẽ có mặt.
Và những người lính mùa thu ấy ra đi từ đó không về. Nhưng trước lời gọi "Có ai còn ở đây không?", thì ai cũng tin các anh vẫn còn ở đó. Với trái tim ấm nồng, tinh thần quả cảm và nhiệt huyết vì dân, vì nước luôn cháy mãi.
Đưa tiễn các anh, chúng ta hãy nén lại những giọt nước mắt, nén lại đau thương. Bởi sẽ có 13 ngôi sao không nằm sâu dưới lòng đất, 13 ngôi sao đã soi rọi Rào Trăng. Mà không chỉ riêng nơi đây, mỗi vùng đất sẽ luôn được soi sáng bởi các anh, những người chiến sĩ luôn lặng thầm chiến đấu ngay cả giữa thời bình.
Mồ hôi, nước mắt và hôm nay... máu đổ...
Xin gửi lời chào 13 ngôi sao ở Rào Trăng cùng sự tiếc thương, lòng cảm kích và biết ơn.
Các anh mãi mãi sống ở đây... trong trái tim chúng tôi, những người ở lại!
DANH SÁCH 13 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ HY SINH KHI THAM GIA CỨU NẠN THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3:
1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4
2. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng phòng Tác chiến, Quân khu 4
3. Trung tá Bùi Phi Công, Cục phó Cục Hậu cần, Quân khu 4
4. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó Trưởng phòng Xe máy cục Kỹ thuật, Quân khu 4
5. Trung tá Lê Tất Thắng, Phó Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn TT 80, Quân khu 4
6. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng Đại đội 6, Lữ đoàn 80, Quân khu 4
7. Thượng úy Đinh Văn Trung, Đài trưởng Đài 15W, Lữ đoàn 80, Quân khu 4
8. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Cục phó Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu;
9. Trung tá Trần Minh Hải, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
10. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Ban Công binh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
11. Thượng úy Trương Anh Quốc, Trạm Điệp báo, Phòng tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
12. Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền
13. Ông Phạm Văn Hướng - Trưởng phòng Thông tin - Tuyên truyền Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Xã hội9 phút trướcTrong lúc vui chơi cạnh khu vực tổ chức đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi ở Cà Mau leo lên cầu thang sân khấu và bị điện giật tử vong.
-
Pháp luật17 phút trướcThủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.
-
Xã hội27 phút trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
Xã hội35 phút trướcNgười dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa phát hiện cặp vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng.
-
Pháp luật1 giờ trướcTAND Tp.Thái Bình đã kết thúc phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo liên quan đến vụ 'bỏ quên' học sinh 5 tuổi trên xe ô tô dẫn đến tử vong gây xôn xao dư luận hồi tháng 5/2024.
-
Xã hội1 giờ trướcVụ va chạm giữa xe khách và bé trai 3 tuổi xảy ra tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang khiến nạn nhân bị thương.
-
Pháp luật2 giờ trướcTại phần đối đáp, VKS cho rằng bị cáo Đỗ Thị Nhàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống xã hội... nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của bị cáo này.
-
Xã hội4 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
Xã hội5 giờ trướcLũ lụt ở Quảng Ngãi làm người dân bị thiệt hại rất lớn về kinh tế.
-
Xã hội5 giờ trướcCơ quan chức năng đang điều tra vụ hai nhóm thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM).
-
Xã hội6 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy nhà hàng đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
Xã hội6 giờ trướcTài xế 34 tuổi liên quan vụ tai nạn làm nữ sinh chạy xe đạp điện tử vong tại chỗ ở ngã 4 Lộc An (huyện Long Thành) đã bị tạm giữ.
-
Pháp luật7 giờ trướcĐối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.
-
Xã hội9 giờ trướcMưa lớn, các hồ chứa xả nước khiến nước sông Hương (Huế) lên nhanh, gây ngập lụt vùng thấp trũng.