Hai phương án nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý 2020

Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra hai phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2020 trình Chính phủ xem xét.

Bộ LĐ-TB&XH vừa có tờ trình gửi Thủ tướng chính phủ về lịch nghỉ Tết âm lịch năm 2020. Theo đó Bộ đưa ra hai phương án:

Phương án 1: Nghỉ 2 ngày cuối năm Kỷ Hợi và 3 ngày đầu năm Canh Tý. Công chức, viên chức nghỉ Tết âm lịch từ thứ năm (23-1-2020) đến hết thứ tư (29-1-2020). Tức từ 29 tháng chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 5 tháng giêng năm Canh Tý.

Hai phương án nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý 2020-1

Phương án 1: công chức, viên chức sẽ được nghỉ trước Tết âm lịch 2 ngày.

Nếu theo phương án này, công chức, viên chức nghỉ 5 ngày Tết âm lịch và 2 ngày nghỉ bù (do mùng 1 và mùng 2 Tết trùng vào thứ bảy và chủ nhật nên được nghỉ bù vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết).

Phương án 2: Nghỉ 1 ngày cuối năm Kỷ Hợi và 4 ngày đầu năm Canh Tý. Công chức, viên chức nghỉ Tết âm lịch từ thứ sáu (24-1-2020) đến hết thứ năm (30-1-2020). Tức là từ 30 tháng chạp năm Kỷ Hợi đến hết mùng 6 tháng giêng năm Canh Tý.

Hai phương án nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý 2020-2

Phương án 2 công chức, viên chức chỉ được nghỉ trước Tết Âm lịch đúng 1 ngày.

Nếu theo phương án này, công chức, viên chức nghỉ 5 ngày Tết âm lịch và 2 ngày nghỉ bù (do mùng 1 và mùng 2 Tết trùng vào thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên công chức, viên chức được nghỉ bù vào ngày mùng 5 và mùng 6 Tết).

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết cả hai phương án trên đều có tổng số 7 ngày nghỉ. Tuy nhiên, Bộ chọn phương án 1 vì công chức, viên chức được nghỉ trước tết 2 ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và sắm sửa dịp Tết.

Các cơ quan, tổ chức không nghỉ cố định hai ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào kế hoạch hoạt động cụ thể để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Theo Pháp Luật TPHCM


nghỉ tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.