Ôm giấc mơ đại gia, kẻ không tiền diễn màn lừa ngoạn mục

Từ một kẻ tay trắng, ôm giấc mơ đại gia, Vững đã diễn màn lừa ngoạn mục khiến 91 người sập bẫy.

Từ một kẻ tay trắng, ôm giấc mơ đại gia, Vững đã diễn màn lừa ngoạn mục khiến 91 người sập bẫy.

Ngày 28/2, TAND TP Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Huy Vững (SN 1986, Phú Thọ) mức án 19 năm tù vì tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo buộc, vì có thời gian làm cộng tác viên cho các công ty có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động, Vững biết công ty Vinagimex là đơn vị có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Cuối năm 2015 đến 6/2016, công ty này thuê nhà ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội làm văn phòng tư vấn.

Ngày 28/6/2016, công ty Vinagimex thay đổi địa chỉ kinh doanh, chuyển toàn bộ thiết bị văn phòng và biển hiệu đến địa chỉ mới.

Ôm giấc mơ đại gia, kẻ không tiền diễn màn lừa ngoạn mục-1
Bị cáo tại tòa


Nhân việc này, Vững thuê lại địa điểm, treo biển hiện theo mẫu giống như của Công ty Vinagimex để "dụ mồi".

Anh ta thuê nhân viên, may đồng phục cho nhân viên rồi tổ chức mạng lưới cộng tác viên đi tìm người có nhu cầu xuất khẩu lao động dẫn đến văn phòng để đăng ký nộp hồ sơ.

Vững cho người đăng tin tuyển dụng lao động đi làm việc tại Nhật và tìm nguồn lao động trên Internet, tuyển cả những người đã đi xuất khẩu lao động tại Nhật về nước có nhu cầu đi lại lần 2.

Sau khi "con mồi" tin tưởng ký hợp đồng, họ sẽ phải nộp khoản tiền từ 2.500 - 4.500 USD (tương đương 70% tổng số tiền lệ phí chuyển sang công ty bên Nhật) và chi phí xử lý hồ sơ cho người lao động.

Khi có người thắc mắc lý do trên hợp đồng không có dấu của công ty Vinagimex, Vững giải thích- đây là văn phòng đại diện của công ty, Vững chỉ là giám đốc văn phòng nên không có dấu.

Để tạo lòng tin cho người lao động, Vững mời giáo viên về dạy tiếng Nhật cho họ. Những người tham gia khóa học phải đóng khoản học phí 700USD/ khóa.

Để che đậy cho hành vi của mình, tháng 11/2016, Vững làm thủ tục thành lập Công ty TNHH xây dựng và vận tải Huy Phát do anh ta làm giám đốc rồi thay biển hiệu công ty thành "công ty Huy Phát".

Những người thắc mắc về các giấy tờ giao nhận tiền trước đây không có dấu, Vững chỉ đạo nhân viên gọi họ đến đổi giấy giao nhận tiền thành Bản cam kết, có chữ kỹ của Vững và đóng dấu công ty Huy Phát rồi thông báo với người lao động chờ xuất cảnh.

Các hồ sơ của người lao động Vững để tại công ty, không làm thủ tục gì như đã cam kết, hứa hẹn. Đến thời hạn, Vững không đưa họ xuất cảnh được nên đã viện nhiều lý do để trì hoãn.

Do bị nhiều người đến tìm để đòi tiền, tháng 4/2017, Vững bỏ trốn. CQĐT xác định, có 91 người bị Vững lừa đảo chiếm đoạt hơn 5,6 tỷ đồng.

Theo lời khai của Vững, anh ta từng vay của một nữ nhân viên số tiền 100 triệu đồng để chi cho các hoạt động của công ty, đến nay chưa trả. Chiếc ô tô anh ta vẫn đi đang bị NH xiết nợ.

Khi thu được nhiều tiền từ những người nhẹ dạ, Vững dùng chi cho hoạt động của văn phòng và tiêu cá nhân hết.

Theo VietNamNet


lừa đảo

xuất khẩu lao động

sập bẫy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.