Vụ mẹ sát hại con và cháu nhỏ ở chung cư Hà Nội: Mắc trầm cảm có phải ngồi tù?

Nữ nghi phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự nếu được xác định mắc bệnh trầm cảm?

Nữ nghi phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự nếu được xác định mắc bệnh trầm cảm?

Mới đây tại khu chưng cư HH02, khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) xảy ra vụ án mạng thương tâm khi nghi can Hoàng Thị Sen (SN 1985, trú ở chung cư HH02) ra tay sát hại cháu K.H (8 tuổi, con đẻ Sen) và cháu A.T (7 tuổi, con chị chồng Sen) rồi tự tử bất thành.

Theo điều tra ban đầu, nguyên nhân dẫn tới sự việc là do Sen mắc chứng trầm cảm.

Nữ nghi phạm Hoàng Thị Sen (ảnh nhỏ) có dấu hiệu trầm cảm trước khi gây ra vụ án đau lòng.

Trao đổi với PV về vụ án trên, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý, Đoàn luật sư Hà Nội) đánh giá, vụ 2 cháu bé tử vong có dấu hiệu của vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng. Với 2 tình tiết định khung giết 2 người trở lên và giết người dưới 16 tuổi, nghi phạm gây án sẽ đối mặt với khung hình phạt từ 12 năm tới tử hình.

Theo luật sư Kiên, trước tiên, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và tạm giữ nghi can Sen để điều tra.

Quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định nghi phạm Hoàng Thị Sen có tiền sử bất ổn về tâm lý với dấu hiệu mắc chứng trầm cảm hoặc quá trình thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu ảnh hưởng của bệnh tâm thần thì Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần đối với nghi phạm nhằm xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

“Kết luận giám định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của nữ nghi phạm sẽ là căn cứ để cơ quan điều tra đưa ra các biện pháp tố tụng với nghi can.

Trường hợp kết luận giám định của cơ quan chuyên môn xác định, Sen bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi sát hại cháu bé thì vụ án sẽ được đình chỉ. Khi đó, nữ nghi phạm sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trong trường hợp, cơ quan chuyên môn xác định, Sen chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi gây án thì nữ nghi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”. Khi đó, việc nghi phạm bị bệnh tâm thần hạn chế chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ hình phạt khi đưa ra xét xử”, luật sư Kiên nói.

Trước đó, tối 20/6, bảo vệ tòa chung cư HH02 phát hiện Sen định nhảy lầu tự tử nên đã ngăn lại. Lúc này, Sen hô lên “Tôi giết con tôi rồi”. Bảo vệ chung cư kiểm tra căn hộ Sen ở thì phát hiện thi thể cháu K.H và A.T có dấu hiệu bị siết cổ tử vong.

Qua điều tra, cơ quan chức năng bước đầu xác định, hồi đầu năm nay, do quá đau buồn vì liên tục chịu tang cha và chú, Sen (SN 1985) rơi vào trạng thái trầm cảm. Gia đình phải đưa Sen đi chữa trị.

Gần đây, thấy bệnh tình của vợ thuyên giảm, anh T (chồng Sen) đã đón vợ về ở cùng con trai là cháu K.H. Sáng 20/7, anh T đi làm, để vợ ở nhà chơi cùng con và cháu gái con của chị anh T là cháu A.T.

Trong thời gian chồng vắng nhà, Sen dùng dây thắt lưng siết cổ cháu K.H và cháu A.T tử vong.



Theo Dân Việt 


mẹ sát hại con và cháu

trầm cảm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.