Chồng giận thì vợ làm lành

Giận nhau, đè nén tâm trạng, lầm lì không nói chuyện... những thứ đó sẽ làm cho sức khoẻ hao mòn.

Giận nhau, đè nén tâm trạng, lầm lì không nói chuyện... những thứ đó sẽ làm cho sức khoẻ hao mòn.

Chồng giận thì vợ làm lành! 1

Ảnh minh hoạ.

 
Khi "chiến tranh" xảy ra, nếu bạn cứ giữ mãi những tiêu cực phiền muộn trong lòng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.
 
Cãi nhau là liều thuốc bổ

Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Michigan (Mỹ) chỉ ra rằng, vợ chồng cãi nhau một trận ra trò có thể là liều thuốc bổ giúp tăng liều lượng hạnh phúc. Còn những cặp vợ chồng giận nhau mà không chịu "bùng nổ" thì có nguy cơ chết sớm hơn người khác.

Giận nhau, đè nén tâm trạng, lầm lì không nói chuyện... những thứ đó sẽ làm cho sức khoẻ hao mòn. Giáo sư Ernest Harburg, trưởng nhóm nghiên cứu nhận xét: Nếu cơn giận có lí do chính đáng thì không sao, nạn nhân sẽ thấy có lí. Tệ hại nhất là khi cả hai phe cũng che giấu và dồn nén tâm trạng. Trong vòng 17 năm nghiên cứu và theo dõi 192 cặp, có 25% cặp "nhịn" như thế đã qua đời sớm hơn so với các cặp thường xuyên cãi nhau ra trò khi có xung đột.

Tranh cãi lúc tức giận dễ giải quyết vấn đề một cách chính xác và rốt ráo hơn. Khi tức giận dẫn đến tranh cãi, do chỉ tập trung chú ý vào một vấn đề, não bộ bỏ qua các chi tiết lặt vặt, chỉ tập trung giải quyết với "kẻ thù". Hơn nữa, những người bùng nổ do tức giận có thể kiểm soát cơn giận tốt hơn, thậm chí họ lạc quan hơn những người "ôm vào lòng những vết thương".

Ai tổn thương nhiều hơn?

Chị Hoài Thu là một phụ nữ khá nóng tính. Cách đây khoảng 1 tháng, hai vợ chồng cãi nhau, anh Minh, chồng chị kể rằng chắc còn lâu anh mới quên được trận chiến hãi hùng đó: "Lúc nóng giận tôi vớ ngay chiếc điện thoại ném vào bức tường. Nhưng ngay lập tức, vợ tôi xách toàn bộ những bộ li pha lê, cốc sứ cao cấp ra đập tan tành".

Anh Minh nói rằng, cứ nghĩ đến những vật dụng đắt tiền đó, anh tiếc xót ruột đến không ngủ được. Thế nhưng, dưới cặp mắt kinh nghiệm của các bác sỹ gia đình, người chịu nhiều "đau khổ" hơn trong chuyện này lại là người vợ. Các khảo cứu gần đây cho thấy, sau mỗi lần "chén bay đĩa bay", những tổn thương về tinh thần và vật chất in sâu đậm hơn trong lòng người vợ, người vợ khó quên hơn và dễ ngã bệnh hơn.

Các giáo sư thuộc Trường Đại học Ohio (Mỹ) tiến hành điều tra 90 cặp vợ chồng để tìm ra các hệ quả sinh lý học do stress mang đến trong quan hệ tinh thần giữa vợ chồng. Các chuyên gia tìm cách đo nồng độ cortisol (vốn là một hormone gây trầm uất) trong máu, đồng thời đếm con số những từ ngữ "hung bạo" và "hiền lành" được cả hai sử dụng.

Kết quả cuộc điều tra này cho thấy người vợ nào sử dụng ngôn ngữ khá hiền hòa trong lúc... gây lộn thì mức độ cortisol trong máu giảm thấy khá rõ. Nhưng nếu người vợ đớp chát với chồng thì sau đó mức cortisol của họ còn cao hơn của chính ông xã. Sau đó 12 năm, các nhà nghiên cứu quay lại thăm tình cảnh các vợ chồng này, họ khám phá người vợ nào có mức độ cortisol cao sẽ có khả năng ly dị chồng cao gấp hai lần những người vợ có mức cortisol thấp.
Các ông chồng phải thận trọng vì nhiều ông xem vợ nhà... như đồ nhà, "xài" thỏa mái, tới chừng có chuyện thì đâm hoảng. Những người vợ có mức độ cortisol cao, mỗi khi cãi nhau kịch liệt họ thường là người lên tiếng li dị trước. Vậy thì khi giận vợ, các ông tướng chắc có lẽ cũng nên cãi lộn... cho khôn một chút để mức cortisol trong máu vợ hiền đừng lên cao quá!

Đừng giận mà không nói ra

Bạn đừng giận chồng lâu quá mà không nói ra, người phụ nữ phải biết giải thích "cơn giận không phải là anh ấy", do đó hãy tức giận vì tính khí của chồng mình lúc đó chứ đừng tức giận con người anh ta.

Dại nhất trên đời là giận những lí do chính đáng từ phía bên kia đưa ra vì muốn làm mình, làm mẩy, yêu sách này nọ hoặc vì bạn quá được nuông chiều. Giận như thế không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn dễ làm cho hôn nhân tan biến do bạn đời không thể chịu nổi tính khí của bạn.
 àm
Làm lành thế nào?
 
Bắt đầu từ lời nói, việc làm tốt cho "đối phương". Nhiều người sai lầm khi làm lành là nhắc lại chuyện cũ, phân tích ai sai ai đúng, rồi tự nhận lỗi về mình và xin "kẻ kia" xí xoá, bỏ qua. Hãy bắt đầu từ việc không liên quan gì tới "cuộc chiến". Tốt nhất nói về điều người kia quan tâm nhất, đặc biệt về gia đình, người thân của anh ấy (cô ấy).

Quà có thể thay lời. Nếu bạn biết vợ, hay chồng mình đang khát khao có món đồ nào đó mà chưa mua được, bạn hãy mua món đó, thay cho lời "làm lành".

Đừng bỏ qua việc "yêu nhiệt thành". Xin các bạn đừng bỏ qua thứ "vũ khí lợi hại" mà nhiều đôi vợ chồng đã làm lành thật hiệu quả, đó là "chuyện ấy". Dại dột nhất là việc "cấm vận tình yêu". Tình dục có sức mạnh hoá giải nhiều mâu thuẫn, gắn kết nguồn yêu thương, xoa dịu lòng hận thù, chấm dứt sự đỏng đảnh. Tất nhiên, chuyện đó phải được tiến hành từng bước theo kiểu "vừa đi vừa dò đường". Kiêng kị nhất là chuyện cưỡng ép thô bạo…

Theo Giadinh.net


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.