"Gà trống" nuôi con

Nhiều người đàn ông vì các hoàn cảnh khác nhau mà phải đảm nhiệm trách nhiệm "vừa làm cha, vừa làm mẹ". Những lời khuyên sau đây sẽ giúp họ giải quyết phần nào các vấn đề thường gặp.

Mỗi chúng ta ai cũng mơ ước có được một giađình trọn vẹn và hạnh phúc. Mặc dù hiện nay số lượng mẹ đơn thân vẫn nhiềunhưng hiện tượng "Gà trống nuôi con" không phải là không có.

Nhiều người đàn ông vì các hoàncảnh khác nhau mà phải đảm nhiệm trách nhiệm "vừa làm cha, vừa làm mẹ". Nhữnglời khuyên sau đây sẽ giúp họ giải quyết phần nào các vấn đề thường gặp.

Nhìn sự việc bằng con mắt khác

Điều quan trọng nhất mà bạn cầnnhớ tới là: Hãy bình tĩnh và tự tin!

Đứa con là người ruột thịt, thânthiết và gắn bó nhất trong đời bạn. Bế con trên tay, vuốt ve, trò chuyện vớicon, chia sẻ những chuyện vui buồn, theo dõi tiến bộ của con từng ngày là điềutự nhiên như chúng ta hít thở vậy. Đừng coi việc nuôi con là công việc không thểvượt qua mà hãy thấy đó chỉ là cuộc sống bình thường, của hai bố con.

"Gà trống" nuôi con
Nên nói thật với con nhưng cần diễn đạt theo cách phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ

Đương nhiên, giờ đây bạn cần tậptrung nhiều sức lực và thời gian vào việc nuôi dạy con, nhưng xét cho cùng thìquy luật của tự nhiên là thế, người ta sinh con cái, nuôi dạy con cái lớn khôntrưởng thành và bạn không phải đang thực hiện nhiệm vụ gì đó bất khả thi. Linhtính và sự hiểu biết sẽ luôn mách bảo bạn khi nào cần làm gì thì tốt cho con.Không cần phải đòi hỏi ở bản thân rằng bạn nhất nhất phải trở thành ông bố lýtưởng, mà nên sống theo quan điểm "được đến đâu, tốt đến đó".

Đừng nghĩ rằng đảm đương các côngviệc gia đình và chăm sóc con cái là khả năng bẩm sinh của phụ nữ. Các cô gáitrẻ khi lấy chồng cũng chẳng có chút kinh nghiệm nào về việc nuôi con, họ đềutrải qua quá trình tự học hỏi và rút kinh nghiệm. Vậy cánh đàn ông thì có cớ gìđể kém cỏi hơn chứ? Thậm chí bạn còn có những ưu thế khác so với phái yếu, nhưviệc việc bế con chẳng hạn. Công việc này với các ông bố cũng nhẹ nhàng hơn

Thử nhớ lại xem biết bao lần bạncho rằng vợ chăm sóc và giáo dục con không được như ý bạn, khi thì quá nghiêmkhắc, khi lại quá nuông chiều con. Bây giờ chính là lúc bạn có khả năng thay đổitình thế, nhưng chỉ có điều đừng nên quá lạm dụng những câu nói như "Bố khôngphải là mẹ để mà chiều con quá mức, con phải nghe lời bố!". Nên nhớ rằng conbạn còn buồn bã và khó khăn hơn bạn khi phải sống thiếu mẹ.

Trả lời những câu hỏi của convề mẹ như thế nào?

Những bực dọc về người vợ đã lyhôn phải được kìm giữ trong lòng bạn, nhất thiết không được để lộ ra trong khibạn tiếp xúc với con, nếu không bạn sẽ gây thêm tổn thương cho tâm hồn non nớtcủa bé. Đừng bao giờ nói rằng "Con không có mẹ", mà nên nói rằng "Mẹ có việcphải đi xa, tạm thời chưa về được". Trong trường hợp vợ bạn không may quađời, hãy luôn nói với con rằng "Mẹ của con là người tuyệt vời nhất trên thếgian này và mẹ yêu con lắm lắm".

#

Nên nói thật với con nhưng cầndiễn đạt theo cách phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Ví dụ con bạn lên 3, bạncó thể nói đơn giản là "mẹ của con đã mất", nhưng nếu bé đã tròn 6 tuổi,bạn có thể kể cụ thể là mẹ mất trong trường hợp nào, cùng con ra thăm mộ mẹ vàhai bố con cùng xem lại album ảnh có mẹ hồi còn sống... 

Tương tự, nếu hai vợ chồng bạn lyhôn khi con còn 3 tuổi, hãy nói rằng "Mẹ đi khỏi nhà vì mẹ cần phải làm thế",nhưng nếu con bạn đã lên 7 thì bạn có thể kể ra những chi tiết cụ thể hơn nếucháu hỏi. Đừng bao giờ kể xấu về người vợ cũ của mình, xét cho cùng thì mọi việctrên đời này đều sẽ có nhân quả, thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.

"Mẹ có yêu con hay không?",đó là câu hỏi trẻ thường đặt ra trong trường hợp người vợ rời bỏ gia đình để rađi. "Nếu mẹ yêu con thì tại sao lại không về với con?". Nếu con hỏi bạnnhư vậy, thì hãy thử giải thích theo kiểu như sau: "Ví dụ khi con đi nhà trẻ,con không thể ở bên cạnh bố và bà được, mặc dù con rất yêu hai người. Mẹ cũngthế, mẹ rất yêu con nhưng không thể ở cạnh con được vì có một số công việc cầngiải quyết."

Trong đầu con bạn có thể nảy ramột ý nghĩ sợ hãi: "Nếu mẹ đã đột ngột bỏ đi (hoặc chết) thì biết đâu mộtngày nào đó bố cũng bỏ mình đi?". Vì thế, bạn phải một mực thề thốt và chứngtỏ với cục cưng của mình rằng bạn không bao giờ bỏ con đi đâu, và cũng không baogiờ chết được cả. Điều này khiến cho bé lấy lại được sự yên tâm.

Nuôi dạy con gái ra sao?

Các ông bố một mình nuôi conthường đặc biệt lo lắng khi phải chăm sóc dạy dỗ con gái. Nên nhớ rằng: một đứatrẻ bất kỳ, dù là trai hay gái, khi bắt buộc phải lớn lên trong gia đình thiếubố hoặc mẹ, bao giờ cũng có những điểm khác biệt về tâm lý so với các bạn bèđược chung sống cùng cha mẹ.

Những bé gái phải sống với mẹ sẽkhó khăn hơn trong việc lập gia đình trong tương lai, bởi khi được bố chăm sócvà nuôi dạy, ít nhất các em cũng hiểu được một điều rằng trên đời này có đàn ôngvà làm thế nào để sống hạnh phúc bên người đàn ông dưới cùng một mái nhà.

"Gà trống" nuôi con
Các ông bố một mình nuôi con thường đặc biệt lo lắng khi phải chăm sóc dạy dỗ con gái

Thậm chí khi bạn sống hoàn toàntrong cảnh "gà trống nuôi con", không có bàn tay trợ giúp của người phụ nữ nàotrong số họ hàng người thân, thì xung quanh con gái bạn khi trưởng thành vẫn cónhững người phụ nữ khác để bé học hỏi và bắt chước những công việc nữ công giachánh cần thiết.

Để giải thích những vấn đề vềsinh lý nam nữ, hãy đưa sách cho con đọc, nhưng sách phải phù hợp với lứa tuổicủa con.

Đối với những câu hỏi phức tạp,có thể tới gặp các chuyên gia về tâm lý, các nhà sư phạm để họ giải thích mộtcách đúng đắn cho con bạn. Nhưng nếu con muốn hỏi trực tiếp bạn, nên cố gắng trảlời. Ví dụ, nếu câu hỏi của cô con gái 6 tuổi "Vì sao các bạn trai "đi giải"thì đứng, còn các bạn gái lại phải ngồi?", bạn có thể nói như sau "Vì cơthể của đàn ông và đàn bà được thiên nhiên tạo ra hoàn toàn khác nhau". Tómlại, bất kỳ câu hỏi nào của con cũng phải trả lời một cách thành thực, tế nhị,đúng mực. Điều quan trọng là để cho cháu thấy mình được tôn trọng như một ngườiphụ nữ.

Luôn tỏ cho con thấy rằng bạn tựhào vì được cô con gái ngoan ngoãn, xinh đẹp và đáng yêu nhất trên đời.

Những ai có thể giúp đỡ bạnkhi cần thiết?

Trước hết là các bà, các cô, cácdì của bé. Tuy nhiên, đôi khi có những người không phải là họ hàng mà lại sẵnsàng giúp bạn một tay trong việc chăm sóc con bạn, ví như bà hàng xóm, cô y táphường hay mẹ của một bạn cùng lớp ở nhà trẻ. Trên thực tế, các ông bố "gà trốngnuôi con" rất hay nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của người xung quanh.

#

Rất nhiều khi người trợ giúp bạnlại là... chính con bạn. Cháu sẽ nhắc bạn cần làm thế nào thì tốt nhất, hay nấumón gì thì cháu thích... Thậm chí, con gái còn giúp được bạn những việc đơn giảntrong nhà.

Không nhất thiết phải dành toànbộ thời gian vào việc chăm sóc con một cách tỉ mỉ. Bạn có thể cho con đi cùngmình tới gặp đối tác bàn về việc hợp tác nào đó hay đến nhà ai đó chơi, thưgiãn. Nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, có thể bạn mới đủ sức khỏe vàtinh thần để phục vụ và chăm sóc con gái.

Theo Rose Nguyễn
Mẹ Và Bé



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.