Không cần phải bàn cãi, những dấu hiệu này chứng tỏ chồng bạn đang dối trá

Nói lắp là dấu hiệu điển hình của việc nói dối. Khi bạn không nói câu chuyện xuất phát từ sự thật, não bộ của bạn sẽ rơi vào tình trạng ngắt quãng, tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện.

Nói lắp là dấu hiệu điển hình của việc nói dối. Khi bạn không nói câu chuyện xuất phát từ sự thật, não bộ của bạn sẽ rơi vào tình trạng ngắt quãng, tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện.

Phụ nữ thường có linh cảm khá tốt và một khi chúng ta cảm thấy rằng có điều gì đó “bất ổn” trong lời nói của chồng, nghĩa là có những sự… không bình thường thực sự. Mặc dù chúng ta không cổ súy cho việc cảm tính quá, nhưng nếu như chồng bạn có những dấu hiệu sau đây thì thực sự anh ấy là một người đang nói dối:

Nói lắp

Nói lắp là dấu hiệu điển hình của việc nói dối. Khi bạn không nói câu chuyện xuất phát từ sự thật, não bộ của bạn sẽ rơi vào tình trạng ngắt quãng, tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện. Mọi thứ diễn ra không suôn sẻ. Giọng điệu của anh ấy lắp bắp là để tìm cách kéo dài thời gian và… bịa tiếp câu chuyện. Dấu hiệu này chứng tỏ anh ấy đang cố gắng phản ứng lại nhưng không đủ nhanh để bịa ra một cốt truyện hợp lí khi vợ hỏi.

khong can phai ban cai, nhung dau hieu nay chung to chong ban dang doi tra - 1

Nói lắp là dấu hiệu điển hình của việc nói dối. Khi bạn không nói câu chuyện xuất phát từ sự thật, não bộ của bạn sẽ rơi vào tình trạng ngắt quãng, tạo ra khoảng cách trong cuộc trò chuyện. (Ảnh minh họa)

Ngập ngừng

Tất nhiên, đây cũng là dấu hiệu quá rõ ràng cho hành vi nói dối. Điều này vô cùng dễ hiểu bở lẽ họ đang phải cố tạo ra một câu chuyện hơp lí và không phải ai cũng có tài “liến thắng” bịa ra ngay tắp lự, thế nên chuyện ngập ngừng là đương nhiên. Khoảng thời gian ngập ngừng đó chính là lúc họ tận dụng để nghĩ các tình tiết tiếp theo.

Một số tình tiết được trả lời bằng cụm từ chung chung: “Anh không nhớ nữa”; “Anh quên mất rồi”…

Những lời bào chữa này là một bằng chứng không thể chối cãi cho việc anh ấy đang nói dối. Trước những tình tiết, chứng cớ hay những câu hỏi vặn vẹo từ phía vợ, anh ấy thường không phản ứng kịp, không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng và đối phó bằng những câu chung chung: “Anh cũng không nhớ nữa”, “anh không để ý nên quên mất”…

khong can phai ban cai, nhung dau hieu nay chung to chong ban dang doi tra - 2

Trước những tình tiết, chứng cớ hay những câu hỏi vặn vẹo từ phía vợ, anh ấy thường không phản ứng kịp, không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng và đối phó bằng những câu chung chung: “Anh cũng không nhớ nữa”, “anh không để ý nên quên mất”… (Ảnh minh họa)

Nói đi nói lại câu chuyện dù chỉ được hỏi 1 lần

Vâng, đây là một thái cực hoàn toàn khác. Nếu như những người đàn ông bất ngờ bị hỏi, họ sẽ tỏ ra lúng túng, thụ động và ngập ngừng trong cách trả lời. Nhưng với những người đã chuẩn bị tâm lí cho việc bị “tra khảo”, họ sẽ lên kế hoạch, thậm chí có một câu chuyện... như thật để kể. Vì vậy, khi về nhà, thậm chí vợ chưa hỏi họ cũng sẽ hồn nhiên, nói nhiều và kể hết mọi thứ để tạo cảm giác đó là sự thật.

Tuy nhiên, việc đàn ông bỗng dưng cứ liến thoắng nói về một chuyện mình chưa hỏi, kể hôm nay anh làm gì, gặp ai, vui thế nào, có chuyện gì thú vị… hoặc chỉ được hỏi 1 lần nhưng rồi cứ lặp đi lặp lại thêm vài lần nữa là dấu hiệu anh ấy đang cố gắng thuyết phục bạn tin vào câu chuyện mà anh ấy dày công dựng lên.

Phản ứng thay đổi liên tục

Đây là những dấu hiệu dựa vào phản ứng của anh ấy để biết rằng, anh ấy đang nói dối.

Thứ nhất: Sau khi bạn hỏi, anh ấy trả lời nhưng không dám nhìn bạn, lơ đãng quay đi chỗ khác, nhìn chằm chằm vào không gian.

khong can phai ban cai, nhung dau hieu nay chung to chong ban dang doi tra - 3

Sau khi bạn hỏi, anh ấy trả lời nhưng không dám nhìn bạn, lơ đãng quay đi chỗ khác, nhìn chằm chằm vào không gian là biểu hiện của người đang nói dối (Ảnh minh họa)

Thứ hai: Im lặng trước những lời buộc tội của bạn

Thứ ba: Trả lời qua loa, nếu bị hỏi tiếp, ngay lập tức anh ấy nổi quạu và hung dữ. Anh chàng sẽ bắt đầu cuộc chiến với những lí do kiểu như: “Anh đã nói thế rồi sao em còn hỏi nhiều vậy?”; “Em hỏi vậy là có ý gì?”; “Em nghi ngờ anh đấy à?”… Và tất nhiên, sau trạng thái nổi khùng này, anh ấy sẽ bỏ đi chỗ khác ra vẻ ta giận không muốn nói chuyện.

Chạy trốn

Cách này là lựa chọn phổ biến của những người nói dối. Anh ấy sẽ kiếm cớ để rời khỏi cuộc trò chuyện, thậm chí là đi ra khỏi nhà với những lí do: Anh qua nhà bố mẹ lấy ít đồ, anh đi đón con… Nó là cách để câu chuyện không được tiếp tục và anh ta có thể rút lui. Quan trọng hơn, sau khi được tự do một mình, anh ấy có thời gian để tạo nên một chuyện hợp lý.

Theo Khám phá



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.