Ly hôn: Bảy lần đo một lần cắt

Một công trình nghiên cứu sau ly hôn trong ba năm gần đây cho thấy, có 37% người trong cuộc thú nhận sự chia tay của họ đã diễn ra quá vội vàng. Một số cho rằng, do thủ tục ly hôn bây giờ được tiến hành quá đơn giản và nhanh chóng, đến nỗi họ chưa kịp suy nghĩ chín chắn.

Một công trình nghiêncứu sau ly hôn trong ba năm gần đây cho thấy, có 37% người trongcuộc thú nhận sự chia tay của họ đã diễn ra quá vội vàng. Một số chorằng, do thủ tục ly hôn bây giờ được tiến hành quá đơn giản và nhanhchóng, đến nỗi họ chưa kịp suy nghĩ chín chắn.

Nhiều người đã nghĩ,nên có giai đoạn ly thân, là khoảng thời gian hai người tạm thờisống tách ra để bình tĩnh suy nghĩ thêm những khía cạnh khác của vấnđề. Sau một hai tháng, nếu không còn con đường nào khác để giảiquyết bế tắc thì đưa đơn ra tòa cũng không muộn!

Giận mất khôn

Ly hôn: Bảy lần đo một lần cắt
Ảnh minh họa

Anh Vĩnh, 37 tuổi(Q.1, TP.HCM) lấy vợ được 5 năm, có con trai ba tuổi. Anh làm tài xếnhưng sau một vụ uống bia say túy lúy, suýt gây tai nạn, anh bị đìnhchỉ tay lái. Từ một người quen bay nhảy, giờ ở nhà trông con, cơmnước cho vợ đi làm, anh cảm thấy rất tù túng, chán nản. Buổi tối anhthường la cà hàng xóm hoặc đến nhà bạn bè trò chuyện, chơi cờ, uốngrượu, tới khuya mới về.

Chị Quyên, vợ anh,nói thế nào cũng không được, quay sang chì chiết chồng. Một lần, vàokhoảng nửa đêm, anh đi chơi về gọi cửa, chị ghét không thèm ra mở.Đến khi anh nổi giận đập cửa thình thình, vang động cả xóm, chị mớilục đục khua khóa, miệng làu bàu. Đang có hơi men, vừa thấy vợ làanh giáng cho một cái tát khá mạnh. Chị Quyên ức quá, nằm khóc mộtlúc rồi vùng dậy lôi giấy bút ra viết đơn ly hôn. Cầm lá đơn vợ đưa,anh không cần đọc, ký luôn. Sáng hôm sau, lá đơn được đưa đến tòa ánđủ hai chữ ký.

Ly hôn được gần nửanăm, chị Quyên mới thừa nhận thật ra anh Vĩnh là người chồng tốt,yêu vợ, thương con, có trách nhiệm với gia đình. Giờ anh đã được"xóa án", thỉnh thoảng vẫn đánh xe tạt qua nhà, tranh thủ gặp con.Có lần vợ chồng gặp nhau, cả hai đều ngượng ngùng nhưng chưa ai dámthú nhận nỗi ân hận vì đã ký vào đơn ly hôn quá vội vàng.

Chị Hương, 31 tuổi,giáo viên một trường phổ thông trung học ở Hà Nội, có chồng là anhPhát - phó giám đốc một xí nghiệp chế biến thực phẩm. Anh chị lấynhau được hơn ba năm, có đứa con một tuổi. Vợ chồng đang hạnh phúcấm êm thì một hôm, trước khi cho quần áo của chồng vào máy giặt, chịkiểm tra các túi, vô tình phát hiện một tờ giấy có dòng chữ đánh máyvi tính: “Em không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa. Một là vợanh, hai không là gì cả. Anh phải trả lời em trong tuần này”.Chị bàng hoàng nhớ lại những lần chồng về muộn, nói lý do là phảitiếp khách và đinh ninh anh đã “cặp bồ” từ lâu.

Chẳng cần hỏi han gìthêm, ngay hôm sau chị viết đơn ly hôn và dù anh Phát không ký, chịvẫn đưa đơn ra tòa. Tòa án hòa giải hai lần không được, đành xử choly hôn. Đến nay đã ba năm trôi qua, anh chuyển công tác vào TP.HCM,lập gia đình mới, có thêm một đứa con. Trong khi chị vẫn đơn độcnuôi con một mình. Bạn bè cứ tiếc cho cuộc hôn nhân của họ. Giờchính chị cũng thấy mình quá vội vàng, vô tình “nộp” chồng cho tìnhđịch. 

Liều thuốc phụchồi tình cảm

Ly hôn: Bảy lần đo một lần cắt
Đừng vì một phút nóng giận mà để ân hận cả đời

Quy luật tâm lý chỉra rằng, mọi cảm xúc của con người đều có xu hướng suy giảm dần theothời gian. Sự tức giận cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu ngaylúc sự việc mới xảy ra, nỗi tức giận lên đến mười phần thì một thờigian sau, nó sẽ giảm xuống chỉ còn hai, ba. Có lẽ ai cũng biết,trong khi tức giận thì không nên vội vã quyết định chuyện gì cả, vìquyết định trong trạng thái tức giận phần lớn đều không chuẩn xác.Thực tế, có người hôm trước điên tiết muốn ly dị ngay nhưng chỉ vàihôm sau đã nghĩ lại.

Khoảng dừng thích hợpnhất là vợ chồng tránh tiếp xúc với nhau một thời gian, có thể từmột tháng đến tối đa là nửa năm. Trong thời gian này, nên sống táchra hai người hai nơi, hoặc vẫn ở chung nhà nhưng không chung phòng,hoặc tính toán thế nào đó miễn sao không đối thoại để tránh cãinhau. Đó là khoảng thời gian để hai người bình tĩnh nhìn nhận lạivấn đề một cách toàn diện và nghiêm túc. Nếu trong giai đoạn này cósự tham khảo ý kiến của người thân hay tham vấn một nhà tâm lý cókinh nghiệm, sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Khi gặp những trườnghợp như thế, chuyên viên tâm lý thường tiếp xúc riêng với từng ngườivà dùng các thủ pháp nghiệp vụ đưa họ trở lại trạng thái cân bằngtâm lý. Sau đó, có thể làm một số so sánh để nhìn sự việc từ nhiềuphương diện. Nếu ta chia một tờ giấy ra làm đôi, liệt kê những tộilỗi của “kẻ kia” vào một cột, cột còn lại ghi một cách chân thựcnhững ưu điểm.

Chỉ cần một thao tácđó, nhiều khi ta sẽ bất ngờ nhận ra những ưu điểm lại là cơ bản, cònkhuyết điểm chỉ là thứ yếu và có tính nhất thời, có thể sửa chữahoặc khắc phục dần; quyết tâm ly hôn sẽ giảm đi đáng kể. Một điềukhác ai cũng phải thừa nhận là bất kỳ ai cũng lo lắng khi đi bướcnữa, có gặp được người hoàn hảo không, hay lại “bán bò tậu ểnhương”? Thống kê từ tòa án cho thấy tỷ lệ ly hôn lần thứ hai cao hơnlần thứ nhất khá nhiều.

Trong những trườnghợp ngoại tình, sự ly thân nhiều khi rất hiệu quả. Không phải aingoại tình cũng sẵn sàng “giải phóng mặt bằng” để xây ngôi nhà hạnhphúc mới. Đa số người “ăn vụng” chỉ là để tìm sự bù đắp những thiếuhụt không được đáp ứng trong hôn nhân. Họ sẽ hài lòng với mối quanhệ tay ba, khi hôn nhân đáp ứng một số nhu cầu và người tình của họđáp ứng một số nhu cầu khác.

Ly thân là tạm thờicắt đứt những đáp ứng từ phía hôn nhân, dồn tất cả cái gánh nặng ấycho người tình của họ. Trong đa số trường hợp, người thứ ba khôngkham nổi, khiến họ thất vọng, lại phải quay về với gia đình.

Người đời thường cótâm lý coi thường những cái mình đang có, chỉ khi không còn nữa mớinhận ra là nó cần thiết với cuộc sống của họ như thế nào. Giống nhưvai trò của không khí trong cuộc sống, cứ thử nín thở một phút sẽbiết ngay. Nhưng, thời gian ly thân không nên kéo dài, vì khi khôngai quan tâm đến ai, mỗi người rất có thể sa đà vào mối quan hệ kháclàm cho tình hình xấu hơn.

Nỗi đau không chỉcủa hai người

Ly hôn là cuộc chiatay của hai người nhưng luôn liên quan đến nhiều người, trước tiênlà con cái. Nếu “người kia” là kẻ sống vô trách nhiệm, thậm chí cónhững hành vi bạo hành làm khổ cả gia đình, ảnh hưởng đến con cáithì việc thoát khỏi mối quan hệ đó là không có gì phải tiếc, thậmchí càng sớm càng tốt. Có những trường hợp, chính con cái đề nghịcha mẹ chia tay, vì không thể chung sống với người cha hay mẹ nhưvậy. Nhưng cũng có những trường hợp, chỉ có cha mẹ mâu thuẫn nhau,nhưng cả hai đều gắn bó với con và chúng vô cùng đau đớn nếu phảisống thiếu một trong hai người. Đây là những trường hợp cần cân nhắckỹ lưỡng.

Có những người saukhi ly hôn rất khổ tâm khi thấy con vẫn giữ mối liên hệ tốt đẹp vớingười kia trong nhiều năm sau. Để có thể cân nhắc kỹ hơn, ngườitrong cuộc nên dành một ngày thật rảnh rang, bình tĩnh để chỉ làmmỗi việc là chia một tờ giấy làm hai cột: ly hôn được gì và ly hônmất gì? Tất nhiên không có cái “được” nào toàn vẹn nhưng nếu nhữngcái “mất” là quá lớn, trong khi cái “được” chỉ nhất thời, thì quyếtđịnh ly hôn có thể là sai lầm.

Chị Minh, nhân viênngành may mặc ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM, sau một chuyến công tác Hà Nộivề, đã bắt quả tang chồng đang quan hệ với người giúp việc. Ngườinày lại là cô em họ của chị. Ngay hôm sau, chị Minh cho cô này vềquê, viết đơn ly hôn, dù chồng tỏ ra hối lỗi, xin tha thứ.

Từ hôm đó, anh chịsống ly thân trong khi chờ tòa án giải quyết. May nhờ có hai ngườibạn gái thân thiết chia sẻ, nỗi đau của chị Minh nguôi ngoai dần vàchị nhận ra, mình cũng đã hờ hững với chồng suốt những ngày đi làmcăng thẳng, lại còn mất cảnh giác khi để “mỡ treo miệng mèo”. Bìnhtĩnh lại, chị thừa nhận anh Nam là người chồng tốt, hết lòng với vợcon, chuyện xảy ra chỉ trong một cơn bồng bột nhất thời.

Đến phiên hòa giảithứ ba, chị đồng ý rút đơn và sau vài tháng, quan hệ vợ chồng dầntrở lại bình thường. Anh Nam cũng muốn chuộc lỗi nên thể hiện tìnhyêu với vợ nồng thắm hơn xưa. Cuộc hôn nhân không những được cứu vãnmà còn tốt đẹp hơn, vì nó khắc phục được những yếu kém trước đâytrong mối quan hệ giữa họ.

Theo TrịnhTrung Hòa
PNO




Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.