- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quyền... của người làm vợ!?
Sau khi lập gia đình, không ít bà vợ trẻ thường làm mọi cách để khẳng định “quyền em”, nhằm thể hiện mình, xác lập vị thế người chủ gia đình. Trong cuộc “chiến đấu” này, ngay cả các bà vợ có thu nhập ít hơn chồng cũng hăng hái tham gia với nhiều “chiêu” độc. Tất nhiên, các ông chồng không dễ chấp nhận...
Sau khi lập gia đình, không ít bàvợ trẻ thường làm mọi cách để khẳng định “quyền em”, nhằm thể hiện mình, xác lậpvị thế người chủ gia đình. Trong cuộc “chiến đấu” này, ngay cả các bà vợ có thunhập ít hơn chồng cũng hăng hái tham gia với nhiều “chiêu” độc. Tất nhiên, cácông chồng không dễ chấp nhận...
Chạy đua quyền lực?
Tình yêu dẫn đường đến hôn nhân,nhưng sau thời trăng mật đam mê, những va chạm trong cuộc sống chung sẽ tạo ranhiều sóng gió. Sống bên nhau càng lâu, có khi nhiều cặp vợ chồng lại thấy khổ.Nhiều ông chồng bỗng nhìn bà vợ mình như người lạ. Vì sao cô ta lại làm nhiềuchuyện... trái ý chồng như vậy? Sao cô ta ngày càng quá quắt trong thái độ, lờinói, hành vi?
Ảnh minh họa |
Có ông chồng không thể dạy con,vì bị vợ cản đường, che chắn. Có ông chồng mệt mỏi vì chốn riêng của mình thườngxuyên bị bới tung lên. Số đông các ông chồng còn nhận ra “cái dịu dàng” đang bịkhủng hoảng, bà vợ như không cần phải ngọt ngào với chồng nữa. Trước sự hoangmang, bực tức của các ông, các bà vợ kiêu hãnh lý giải: “Đơn giản là quyềnlàm vợ”.
Người ta thường vận dụng đếnquyền của mình khi mong đợi không thành, khi lợi ích cá nhân bị thiệt thòi. Đànông cần gì ở người phụ nữ? Trong sâu thẳm, đàn ông cần một bà vợ biết “hầu”chồng, cụ thể là đáp ứng nhu cầu tình dục và chăm sóc dạ dày của anh ta. Nếu cảmthấy không thỏa mãn, anh ta sẽ tung ra “quyền anh”.
Theo tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (ViệnXã hội học VN), với sức khỏe và các điều kiện xã hội hiện nay, đàn ông vẫn cónhiều lợi thế hơn phụ nữ trong việc kiếm tiền. Tiếng nói của người mang tiền vềnhà, ít nhiều luôn có sức mạnh áp đặt, dù đôi khi chỉ là vô tình. Bạo lực giađình là đỉnh điểm của “quyền anh” có thể để lại hậu quả nặng nề. Còn phụ nữ, họxem chồng là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần.
Vị trí xã hội, nghề nghiệp, thunhập của ông chồng quyết định “thành phần xã hội” của gia đình: trí thức, côngnhân hay nông dân... Nhiều bà vợ không phụ thuộc về kinh tế nhưng vẫn muốn nuôidưỡng cảm giác thuộc về chồng mình. Khi có con, cũng là khi họ có thêm nhiều nỗilo trong cuộc sống, nên càng sợ mất người đàn ông của mình, người cha của nhữngđứa con. Vì thế, nhân danh sự an toàn của con cái, họ sử dụng tối đa “quyền em”trong việc giữ chồng.
Từ đó, các bà vợ tự cho mìnhquyền được... ghen, khi nhận ra các dấu hiệu như không mang đủ tiền về nhà, lơlà nghĩa vụ làm chồng, giảm sút trách nhiệm làm cha. Cảm thấy chồng không manglại sự an toàn, ổn định và bền vững cho gia đình, các bà vợ bắt đầu... ra trận:lục lọi cặp táp, túi quần, kiểm tra tin nhắn, nghe trộm điện thoại, theo dõichồng... Cùng với các hành vi vừa lén lút vừa công khai này là những lời nhắcnhở, cằn nhằn, tra hỏi và cao điểm là nhiều cách trừng phạt khác đối với chồng.
Ở mức độ nhẹ, các bà không cònsiêng năng chuyện cơm nước, bỏ bê gia đình, ôm con về nhà mẹ ruột. Họ có thể chochồng “biết tay”, rằng họ không phải là đầy tớ, là nô lệ, dù mặt trái của “quyềnem” là làm họ mất vị thế trong việc xây tổ, nữ tính ít nhiều bay đi. Các ôngchồng có thể “thua” bà vợ nổi loạn, nhưng sẽ không còn coi đó là người đàn bàcủa gia đình, của mình. Mầm mống phản bội bắt đầu được “cấp đất” để sinh sôi.
Bà Nguyễn Thị Thương - Giám đốcTrung tâm Tư vấn ly hôn & gia đình TP.HCM cho rằng, đàn ông thích kiểm soát vàchủ động chuyện tình dục. Vì thế, phụ nữ thường đánh vào điểm này bằng cách xóabỏ cơ chế “chồng muốn là được” và quyết định “chuyện đó” theo cách của mình. Cácbà giành lấy quyền thích thì cho, hoặc ban phát như một món quà khuyến mãi khichồng tỏ ra dễ thương, biết điều.
Đây là một cuộc chiến mà các bàvợ trẻ, đẹp thường tận dụng vì biết chắc mình còn sức “mê hoặc” chồng. Bị cấmvận là một đòn chí tử đối với các ông chồng. Một số ông buộc phải nhượng bộ, mộtsố chịu khó thay đổi bản thân. Các bà vợ luôn cố tận dụng “quyền em” ở dạng nàytrong thời kỳ còn huy hoàng của xuân sắc, bởi hiểu rõ tuổi xuân không thể lâubền.
Các bà vợ có thâm niên hơn thìcủng cố “quyền em” bằng các loại vũ khí khác: trình độ học vấn, thu nhập, kỹnăng, kinh nghiệm... Tiến sĩ Lê Thị Quý (Khoa Xã hội học - ĐH KHXH-NV Hà Nội)cho đó là các yếu tố tác động đến quá trình ra quyết định, nhằm tạo vị thế tronggia đình. Người quyết định chuyện lớn trong nhà thường là ông chồng nên đã gâybất lợi cho phụ nữ, bởi cuộc đời họ đành gắn với chữ “phải làm”, nhiều hơn là“muốn làm”.
Thời kỳ mang thai, sinh nở, khiếncho các bà vợ tụt lại phía sau, giảm phần đóng góp kinh tế gia đình. Nếu các ôngchồng không nhìn thấy việc nội trợ, sinh nở cũng là một đóng góp đáng kể, các bàvợ sẽ thấy mình chẳng là “cái đinh” gì trong gia đình, buộc các bà phải phòngthân, phát huy “quyền em”. Với sự hỗ trợ của các biện pháp kế hoạch hóa giađình, không ít bà vợ đã thực hiện được việc mang thai theo ý muốn, sinh con vàothời điểm thích hợp, nhưng không ít người cảm thấy vô cùng “tệ hại” khi khôngsinh được con trai, dù họ biết rõ họ không hề có lỗi.
Cạnh tranh dễ vướng vào ganh tỵ,đố kỵ, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. “Quyền em” khiêu khích“quyền anh”, “quyền anh” thúc đẩy “quyền em” mà hậu quả có khi là một cuộc...ly hôn - con đường giải thoát đang được nhiều phụ nữ chọn lựa. Có đủ điều kiệnnuôi con, không ngại dư luận, các bà vợ trở nên bản lĩnh hơn, không muốn chịuđựng cảnh bất công. Tuy nhiên, “quyền em” theo hướng này đôi khi lại khiến cácbà vợ “lười biếng” tìm kiếm giải pháp hàn gắn những xung đột vợ chồng, vốn làchuyện không thể tránh khỏi trong hôn nhân.
Cân bằng
|
“Tốt nhất là hai “võ sĩ” cóquyền bình đẳng như nhau, rồi tùy từng trường hợp mà cân đối quyền lực, giagiảm theo một tỷ lệ thỏa đáng nào đó. Ví dụ mang thai, sinh con, cho con bú,vào bếp thì phát huy "quyền em", còn khi mưa to gió lớn, nhà dột, nhà ngậpnước, xe xẹp bánh... thì "quyền anh" ra tay”
Đó là ý kiến, cũng là mong đợicủa những người... chưa lập gia đình. Họ không muốn triệt tiêu “quyền anh” hay“quyền em”, mà cần có sự hợp tác hỗ trợ cho nhau trong việc xây dựng gia đình.Thế nhưng, khi thành người có gia đình, họ lại quên mất ý tưởng đó của chínhmình, nhất là vào những lúc cảm thấy bị tổn thương bởi lời nói hay thái độ củangười bạn đời. Họ sử dụng quyền vào mục đích bảo vệ bản thân hơn là bảo vệ giađình.
“Quyền em” mạnh mẽ đúng nghĩa, làphải biết thúc đẩy và tạo điều kiện để “quyền anh” phát triển theo hướng tíchcực. Bà vợ khôn ngoan là người biết mời gọi ông chồng vào vị trí trụ cột, chứkhông phải tranh với anh ta để gia đình có hai cột. Nếu được vợ con tôn trọng,tin tưởng, ông chồng sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và sử dụng đúng quyền hạncủa mình.
Anh ta không còn phải lo lắng bị“quyền em” đè bẹp, lấn lướt, khiến cho anh ta mất mặt trước con cái, lép vếtrước người thân. “Quyền em” mạnh nhất khi bà vợ giữ được nữ tính, sự dịu dàng,cùng với những phẩm chất, đức hạnh vốn có của người phụ nữ. Có bà “nội tướng”thông minh, sáng tạo, ông chồng dù “hô gió, gọi mưa” bên ngoài đến đâu, cũng vẫn muốn về nhà để được vợ chăm sóc.
“Quyền em” rất cần cho gia đình,nhưng không phải để đua với “quyền anh”. Vợ chồng là hai cá thể rất độc đáo,không cần phải “ăn thua” với nhau. Tình yêu làm cho trái tim quên đi quyền lực,có sức thúc đẩy mỗi người đi tìm hạnh phúc, dựa trên lợi ích chung của gia đình,trong đó có lợi ích cá nhân. Tình yêu và quyền lực rất khác nhau nhưng thường bịtrộn vào nhau.
Người ta có thể dùng sức mạnh củaquyền lực để chiếm hữu tình yêu, nhưng thực chất tình yêu mang sức mạnh, nhưthân củi phải cháy đi để mùa đông có hơi ấm. Tình yêu không thể lớn lên bằng sứcmạnh và không thể dùng quyền lực để duy trì tình yêu. Đừng để vì quyền của ngườibạn đời mà bà vợ, ông chồng lâm cảnh “phải cố yêu người mà sống”. Cho đi một mónquà là cho đi một phần tài sản, nhưng cho đi trong hôn nhân là được nhận lạichính mình.
Theo Trường Sơn
-
Yêu2 giờ trướcKhoảnh khắc cô dâu ngơ ngác nhìn các bà, các chị đặt tiền vào chiếc mâm khiến nhiều người tò mò.
-
Yêu13 giờ trướcỞ tuổi 31, đàng trai chưa từng yêu, hiền lành, nhút nhát khiến MC phải “đẩy thuyền” liên tục mới dám đứng gần, nắm tay bạn gái.
-
Yêu20 giờ trướcKhoảnh khắc Kenneth Harl, người Mỹ, lần đầu nhìn thấy Sema Tekgul, người Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ đã thay đổi. “Đó là yêu từ cái nhìn đầu tiên. Tôi thấy điều này rất kỳ lạ bởi vì tôi đã độc thân suốt một thời gian dài. Tôi cống hiến cho công việc giảng dạy và nghiên cứu, chưa từng nghĩ mình sẽ kết hôn”, Kenneth chia sẻ.
-
Yêu1 ngày trướcKhi người vợ có thể tự đứng vững, người chồng sẽ dần nhận thấy tầm quan trọng của việc tôn trọng ý kiến và vai trò của vợ. Thay vì né tránh hoặc chịu đựng, người vợ nên trao đổi rõ ràng với chồng về cảm nhận và mong muốn của mình.
-
Yêu1 ngày trướcVideo quay cảnh cô dâu, chú rể cùng nhau rót cát hợp hôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Thay vì rót rượu vang trên tháp ly, cặp đôi cùng nhau rót cát vào một chiếc bình trong suốt có hình ngôi nhà.
-
Yêu1 ngày trướcDù đàng trai nói những lời có cánh, cho rằng bạn gái chính là gu của mình nhưng cuối cùng anh vẫn bị từ chối tại "Bạn muốn hẹn hò".
-
Yêu2 ngày trướcNày các cô gái nhỏ của anh ơi, em có đang sở hữu một tình yêu thực sự không? Nhớ giùm anh, tình yêu thật sự luôn ở trong em 24/7, suốt cuộc đời của em.
-
Yêu2 ngày trướcSau khi tái hôn ông Nghinh, bà Yến sống hạnh phúc như cặp vợ chồng son cho đến khi ông bất ngờ ra đi vì bạo bệnh, để lại nỗi buồn thương khôn tả cho người ở lại.
-
Yêu2 ngày trước“Ban đầu, nói “không” thật khó khăn với tôi. Đó không chỉ là từ chối một lời đề nghị, mà tôi sợ bị đánh giá là ích kỷ”, chị Thu Hằng (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) tâm sự.
-
Yêu2 ngày trướcĐến giờ cử hành hôn lễ mẹ cô dâu bỗng đòi thêm gần 1 tỷ đồng khiến chú rể tức tối 'quay xe' biến đám cưới thành ngày buồn. Biểu cảm của cô dâu mới gây chú ý.
-
Yêu3 ngày trướcNhìn bề ngoài, anh Vương 'kém' vợ mình một trời một vực. Chị Hoài, vợ anh, xinh xắn, tính tình vui vẻ, thần thái toát lên vẻ sang trọng còn anh Vương xuề xòa, chân chất như nông dân. Cuộc hôn nhân ấy vẫn ngập tràn niềm vui vì được xây dựng bằng tình yêu chân thành...
-
Yêu3 ngày trướcVốn định kết hôn với cô gái khác nhưng khi trúng tiếng sét ái tình của Thanh Tú, Đình Tân quyết định hủy cưới để theo đuổi chân ái của đời mình.
-
Yêu3 ngày trướcNgười đàn ông 59 tuổi nhận ra mình bị lừa tình, lừa tiền sau khi chuyển cho người yêu hơn 270 triệu đồng làm sính lễ nhưng cô biến mất trước ngày cưới.
-
Yêu4 ngày trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.