So đo

Có lẽ, chẳng có người mẹ chồng nào so đo, tính toán trong việc chăm sóc con cháu cả. Chẳng qua là vì con cháu có xu hướng gần bên ngoại hơn, nên mới xảy ra thực tế như vậy.

Có lẽ, chẳng có người mẹ chồng nào so đo, tính toán trong việc chăm sóc con cháu cả. Chẳng qua là vì con cháu có xu hướng gần bên ngoại hơn, nên mới xảy ra thực tế như vậy.

Vợ chồng mình vất vả nuôi hai đứa con, chi tiêu dè xẻn. Gia đình vợ ở thành phố, không giàu nhưng sống khá thoải mái. Gia đình chồng khó khăn, thuộc diện xóa đói giảm nghèo ở quê. Trước khi cưới, em đã tìm hiểu kỹ và biết mình lấy chồng nghèo thì phải chịu thiệt thòi.

Vậy mà hôm nay, trong cơn bực dọc, em đã “tuột gióng tre” rằng: “Gia đình bên chồng chỉ hưởng tiếng thơm từ con cháu, rồi được nhà mình giúp biết bao nhiêu, còn bên ngoại thì sao? Bên ngoại chỉ cho đi mà không được nhận lại. Vợ chồng sinh con, cực cho bà ngoại chăm nom, chẳng thấy bà nội đâu. Cháu xinh, cháu học giỏi để bà nội tự hào, cháu đau ốm thì bà ngoại gánh…”. Chồng cứng họng, không nói được lời nào.

So đo 1

Thông thường, người vợ gần mẹ ruột hơn mẹ chồng. Nhất là những lúc sinh nở, đau ốm, người bên ngoại cận kề nhiều hơn. Âu cũng dễ hiểu, vì chẳng người vợ nào không muốn mẹ ruột chăm sóc khi vượt cạn. Có lẽ, chẳng có người mẹ chồng nào so đo, tính toán trong việc chăm sóc con cháu cả. Chẳng qua là vì con cháu có xu hướng gần bên ngoại hơn, nên mới xảy ra thực tế như vậy.

Cháu ngoan, xinh, học giỏi là niềm tự hào chung của cả hai bên gia đình chứ riêng gì bên nội. Nếu các bà vợ cứ bị suy nghĩ “cháu bà nội, tội bà ngoại” ám ảnh, chẳng khác nào chuốc lấy bực bội không đáng có. Em từng nói rằng, con cái sinh ra đã theo họ cha, nối dòng nối dõi cho bên nội chứ bên ngoại chẳng “hưởng” được gì. Nếu con cái có thành đạt, cũng chỉ làm vẻ vang cho nhà nội. Anh lại nghĩ khác, việc con theo họ ai, đơn giản là quy ước của xã hội, phải chọn họ của cha hoặc mẹ vì không thể chọn cả hai, và quy ước của chế độ phụ hệ từ ngàn xưa là chọn họ của cha.

Anh hiểu, gia đình mình không giống các gia đình khác ở chỗ, phải giúp đỡ về mặt kinh tế cho bên nội rất nhiều, mà giúp miệt mài năm này qua tháng nọ chứ không phải ngày một ngày hai nên tâm lý em bị ức chế. Thú thật, anh cũng nặng lòng về việc này lắm, nhưng biết làm sao để thay đổi được thực tế? Nhà bên nội đã nghèo, lại đông con, mà hầu hết các con đều trong độ tuổi đi học. Anh không thể quay lưng với khó khăn của mẹ và các em. Hãy nghĩ xa một chút, là trong tương lai, các em chồng học hành xong, khi ấy, vợ chồng mình sẽ thoải mái hơn.

Sao em không nghĩ rằng, mình có phần may mắn khi chồng mình biết chăm chỉ làm ăn, chăm lo cho vợ con. Nếu vợ lấy một người chồng con nhà khá giả, nhưng lại không chí thú làm ăn, thì sẽ thế nào?

Anh chỉ muốn chia sẻ hết ruột gan mình một lần cho vợ hiểu. Thực tế là em thấy áp lực, bực bội, nhưng anh còn thấy áp lực, khổ sở nhiều hơn khi mình đang nặng gánh mà không được vợ đồng thuận.

Theo PNO



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.