Hát sai lời, chuyện nhỏ mà không nhỏ

Kết thúc bài biểu diễn trong đêm chung kết 4 Ngôi sao tiếng hát truyền hình , mặc dù có chất giọng khỏe, thí sinh H"Zina Bya vẫn không nhận được đánh giá cao từ phía hội đồng nghệ thuật do cô hát sai lời.

Kết thúc bài biểu diễn trong đêmchung kết 4 Ngôi sao tiếng hát truyền hình, mặc dù có chấtgiọng khỏe, thí sinh H"Zina Bya vẫn không nhận được đánh giá cao từphía hội đồng nghệ thuật do cô hát sai lời.

Chọn bài hát Thànhphố trẻ của nhạc sĩ Trần Tiến, thay vì hát đúng bản gốc:“Em đi đâu về, mà tóc đầy me, em ngồi em chải, nghĩ gì vui thế”thì cô gái đến từ Dak Lak đã chuyển “em” thành “anh”, thay chữ“chải” thành chữ “gội”.

Trong đêm thi trước đó, khi thể hiện ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nộicủa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thí sinh này cũng phạm lỗi tươngtự khi thay “màu sương thương nhớ” thành “màn sương thương nhớ”. Nhậnxét về phần trình bày của cô, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện tỏ vẻbức xúc bởi chỉ một vài từ sai đã làm mất đi tinh thần của cakhúc.

Hát sai lời, chuyện nhỏ mà không nhỏ
Thí sinh H"Zina Bya với bài Thành phố trẻ.

Vấn đề ca sĩ hát sai lờikhông phải là hiếm, nhưng lâu nay người ta vẫn coi đó là “chuyện nhỏ”trong tổng thể một bài hát bao gồm từ giai điệu, giọng hát cho đếnphong cách biểu diễn. Khán giả hầu như không mấy ai để ý đến điều này,trong khi ca sĩ cứ vô tư “phổ” lời mới mà không quan tâm xem điều đó ảnhhưởng đến ca khúc ra sao. Nhưng với các khán giả kỹ tính, đặc biệt là “chađẻ” của những bài hát bị sửa lời thì cảm thấy khó lòng chấp nhận được, bởinghe như thế chẳng khác nào đang ăn cơm mà nhai phải sạn… 

Chuyện sửa “anh” thành“em” trong ca khúc Việt là khá phổ biến để phù hợp với giới tínhcủa ca sĩ. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái.Chẳng hạn trường hợp bài hát Thành phố trẻ, nếu hát “anhngồi anh chải” thì nghe sẽ rất ngô nghê.

Nhạc sĩ Từ Huy từng nhiềulần phải đính chính câu hát trong bài Quê hương tuổi thơ tôi của ông: “Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đường” chứ không phải “bắtcá giữa đồng” như rất nhiều người quen hát. “Bắt cá giữa đườngmới có cái để nói, chứ bắt cá giữa đồng là chuyện đương nhiênrồi”, Từ Huy nói. 

Hay trong bài Phút cuối của nhạc sĩ LamPhương, hầu hết ca sĩ trẻ hiện nay đều hát: “Biết em sẽ buồn vìthuyền anh không rời bến / Biết em sẽ buồn vì mình chẳng có ngàymai”. Dường như họ không hiểu được hình ảnh ẩn dụ thuyền và bến.Nếu “thuyền anh không rời bến” thì tại sao em lại buồn? Lời đúngcủa ca khúc là “Biết em sẽ buồn vì thuyền anh sẽ rời bến”, vàchỉ có Chế Linh – Thanh Tuyền hát đúng với bản gốc này.

Chuyện hát sai lời tưởngnhư chuyện nhỏ vì xét trên tổng thể, nó có vẻ không ảnh hưởng gì đến sựtrọn vẹn của ca khúc. Nhưng theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, ngoàichuyện làm mất tinh thần bài hát, việc hát sai lời còn chứng tỏca sĩ không chịu đầu tư cho ca khúc một cách nghiêm túc. Mà đã như vậythì làm sao có thể “cảm” được cái hay cái đẹp của bài hát để thểhiện cho tốt?


Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.