Với 1 mánh khóe mới, kẻ bắt cóc trẻ con dễ dàng qua mắt cảnh sát

Bằng cách sử dụng mánh khóe tinh vi này, kẻ bắt cóc trẻ con có thể dễ dàng qua mắt cảnh sát trong nhiều giờ liền...

Bằng cách sử dụng mánh khóe tinh vi này, kẻ bắt cóc trẻ con có thể dễ dàng qua mắt cảnh sát trong nhiều giờ liền, cho dù diện mạo của cô ta đã bị ghi lại.

Một vụ bắt cóc trẻ con vừa xảy ra vào cuối tháng 5 đã khiến cảnh sát và người dân Trung Quốc thực sự lo ngại. Nguyên nhân là bởi mánh khóe "lột xác" rất đơn giản của những kẻ phạm tội.

Theo trang báo điện tử Sina, sự việc xảy ra với một bé trai 3 tuổi ở huyện Huy, tỉnh Hà Nam. Nữ nghi phạm là một phụ nữ tầm 40 tuổi.

Vào trưa ngày 30/5, gia đình anh Liên ở huyện Huy, Hà Nam hốt hoảng gọi điện thông báo cho cảnh sát về việc con mình bỗng nhiên mất tích. Vào thời điểm trước đó, anh Liên đang làm việc tại tầng hầm của ngôi nhà, cậu con trai 3 tuổi chơi cùng bố không biết chạy lên trên tự khi nào.

Với 1 mánh khóe mới, kẻ bắt cóc trẻ con dễ dàng qua mắt cảnh sát - Ảnh 1.

Cậu bé 3 tuổi con trai anh Liên bị người phụ nữ bắt cóc mang đi. May thay có người lái taxi chụp được ảnh nhận diện gương mặt nữ nghi phạm.

Chừng 20 phút sau đó, nghe thấy tiếng trẻ con gọi lớn, ngó tìm xung quanh không thấy đâu, anh vội vã gọi điện báo cảnh sát. Ngay lập tức, một đội chuyên án được thành lập, nhanh chóng bắt tay vào việc truy tìm tung tích em bé và hung thủ.

Theo Sina, vào tầm 9h50 phút sáng ngày hôm đó, gần hiện trường vụ việc, một tài xế taxi đã chở một phụ nữ và một đứa trẻ. Hai người sau đó xuống xe ở bến xe Táo Quân Miếu.

"Người phụ nữ trung tuổi đưa đứa trẻ lên xe nhưng có điều gì đó khá bất thường. Cậu bé khóc rất to nhưng bà ta vẫn mặc kệ, trông không có vẻ gì là người thân của đứa bé", cảnh sát dẫn lời người tài xế taxi cho hay.

Thấy bất thường, người này đã lấy điện thoại chụp lại mặt người phụ nữ. Thông qua Wechat, cảnh sát đã nhanh chóng xác minh được đặc điểm của nghi phạm trước khi đăng thông báo trên các diễn đàn.

Với 1 mánh khóe mới, kẻ bắt cóc trẻ con dễ dàng qua mắt cảnh sát - Ảnh 2.

Chân dung nữ nghi phạm.

Sau khi thu thập các nguồn tin, lực lượng chức năng đã khoanh vùng khu vực thôn Nam Phong, cùng huyện Huy – nơi nữ nghi phạm có thể đưa đứa trẻ đến và triển khai lực lược tìm kiếm.

7h tối cùng ngày, đội chuyên án cuối cùng đã phát hiện áo của em bé bị bắt cóc trong gia đình một người dân họ Trình. Tiếp tục điều tra, cảnh sát xác định nữ nghi phạm họ Lưu, vợ của người đàn ông họ Trình, 40 tuổi.

Người này bình thường làm thuê cho một cửa hàng bánh ngọt, chưa từng có tiền sử phạm tội. Người chồng cho hay, sáng 30/5, Lưu nói đến nhà người thân trên huyện Huy nhưng sau đó không biết đi đâu.

Theo nguồn tin từ cảnh sát huyện Huy, người phụ nữ này dường như biết cảnh sát đang đuổi theo mình nên đã hóa trang thành một bà già và "phù phép" cậu bé 3 tuổi thành một bé gái. Đó cũng là lý do khiến lực lượng chức năng phải mất nhiều giờ mới tìm ra tung tích nghi phạm.

Với 1 mánh khóe mới, kẻ bắt cóc trẻ con dễ dàng qua mắt cảnh sát - Ảnh 3.

Với màn phù phép này, Lưu đã qua mặt cảnh sát trong nhiều giờ liền.

Ngay đến bản thân Lưu cũng "ngỡ ngàng" trước diện mạo mới của mình. Hiện cô ta đã bị bắt giữ chờ hoàn thiện công tác điều tra.

Bắt cóc trẻ em không mới ở Trung Quốc nhưng hóa trang để qua mặt cơ quan chức năng là một thủ đoạn khá mới. Đây là một khó khăn đối với cả cảnh sát và người nhà nạn nhân.

Với 1 mánh khóe mới, kẻ bắt cóc trẻ con dễ dàng qua mắt cảnh sát - Ảnh 4.

Rất may em bé đã được giải cứu an toàn.

Theo Sina, tại nhiều khu vực hẻo lánh ở Trung Quốc, vấn nạn bắt cóc trẻ em đặc biệt là những bé trai vẫn xảy ra thường xuyên. Dù vẫn có trường hợp các em được đoàn tụ cùng gia đình nhưng phần lớn các gia đình gặp phải cảnh ngộ này đều khó có thể tìm thấy con mình.

theo Thế giới trẻ

bạo hành trẻ em

bắt cóc trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.