Ám ảnh bức hình em bé tị nạn ngồi bệt bên hàng rào cảnh sát

Hình ảnh em bé ngồi giữa đường và phía sau là hàng rào khiên chắn của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang tạo nên cơn sốt.

Hình ảnh em bé ngồi giữa đường và phía sau là hàng rào khiên chắn của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang tạo nên cơn sốt trong cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/9, hàng trăm người tị nạn chủ yếu xuất thân từ Syria đã cố gắng đi bộ trên đoạn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nhưng bị buộc phải dừng lại ở trại tạm bên đường. Trong quá trình đó, có một nhiếp ảnh gia đã chụp lại được khoảnh khắc một em bé tị nạn bò ngay phía trước bức tường được lập nên bởi cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Reuters, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn đứng dòng người tị nạn khi họ chuẩn bị chạm biên giới với Hy Lạp với lý do sẽ không cho họ sang mà không có lời mời từ đất nước châu Âu.

tị nạn

Bức ảnh em bé ngồi trước hàng khiên chắn của cảnh sát gây ám ảnh.

Có thể nói, kể từ sau khi bức ảnh bé trai Aylan chết bên bờ biểntại Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ khiến cả thế giới bàng hoàng thì người ta mới giật mình nhìn lại, chuyện gì đang xảy ra ở vùng biên giới Châu Âu suốt thời gian qua. Và một câu hỏi được đặt ra rằng liệu đó có phải chỉ là vấn đề của một vài quốc gia, ngày ngày phải đối mặt với hàng chục nghìn người tị nạn cố gắng tiến vào Châu Âu, hay đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo mang tính toàn cầu?

tị nạn

Một ông bố bế con đứng nhìn xuyên qua hàng rào cảnh sát.

tị nạn

tị nạn

Hầu hết người tị nạn đến từ Syria, nơi đang xảy ra cuộc nội chiến với bom đạn khốc liệt.

tị nạn

Người tị nạn ngồi dưới nắng nóng trên đường cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ.

tị nạn

Alameddin 13 tuổi đến từ Syria đang chơi vĩ cầm trước hàng rào cảnh sát.

Trong thời gian vừa qua, hàng nghìn người từ các nước như Syria, Iraq, cũng như Pakistan và Afghanistan đã thiệt mạng trên các cuộc hành trình bằng thuyền đến Hy Lạp. Đây hiện là vấn đề vô cùng nhức nhối với các quốc gia châu Âu khi dòng người di cư tràn sang ngày càng nhiều.

Theo Anh Đào/ Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.