Cấp bằng lái phi công sau… 35 phút học bay

Một người đàn ông Ấn Độ sau khi ngồi vào ghế phi công phụ chỉ 35 phút đã được một công ty hàng không cấp giấy chứng nhận bay ghi rõ ông đã bay được… 360 giờ.

Một người đàn ông Ấn Độ tên Anupam Verma cho biết sau khi ngồi vào ghế phi công phụ chỉ 35 phút, ông được một công ty hàng không cấp giấy chứng nhận bay, trong đó ghi rõ ông đã bay được… 360 giờ.

Theo hồ sơ tòa án, ông Verma chỉ là một trong rất nhiều trường hợp "phi công" Ấn Độ được đào tạo hời hợt nhưng nhận chứng chỉ hành nghề.

Là con trai của một nông dân nghèo, ông Verma được chính phủ hỗ trợ khoản tiền 2,8 triệu rupee (44.272 USD) để học lái máy bay thương mại. Nhưng chỉ sau 35 phút ngồi ghế phi công phụ, ông nhận được bằng lái với kinh nghiệm 360 giờ bay.

Đến năm 25 tuổi, nhận ra mình không đủ khả năng để lái máy bay, Verma kiện công ty đào tạo và lấy lại được số tiền bỏ ra học nghề.

“Nếu tôi đang chở hành khách và gặp trường hợp khấn cấp, tôi thậm chí không biết phải hạ cánh ở đâu và như thế nào. Chúng tôi không chỉ giết chết hành khách mà còn có thể cho máy bay lao xuống một ngôi làng và giết thêm nhiều người khác” – câu trả lời của ông Verma trong một buổi phỏng vấn gần đây khiến mọi người sửng sốt.

Hàng chục bị phi công Ấn Độ bị nghi sử dụng tài liệu giả mạo để lấy được giấy chứng nhận bay. Ảnh: Bloomberg

Hàng chục bị phi công Ấn Độ bị nghi sử dụng tài liệu giả mạo để lấy được giấy chứng nhận bay. Ảnh: Bloomberg

Mối lo ngại về chất lượng phi công Ấn Độ được nhắc đến trong một thập kỷ qua. Năm 2011, chính phủ nước này rà soát lại bằng lái của hơn 4.000 phi công và điều tra ít nhất 18 người bị nghi sử dụng tài liệu giả mạo để lấy được giấy chứng nhận.

Ông Mohan Ranganathan, một cựu phi công thương mại kiêm tư vấn viên an toàn hàng không ở TP Chennai cho biết hầu hết các CLB bay nội địa đều vi phạm quy tắc an toàn hàng không sau đợt kiểm tra năm 2011. “Một chiếc máy bay thậm chí chưa được gắn động cơ nhưng đã được cài đặt bay khoảng vài trăm giờ” – ông Ranganathan tiết lộ.

Tình trạng khai khống giờ bay trở nên phổ biến kể từ năm 1960. Các hãng hàng không Ấn Độ có thể nhận ra phi công của họ làm giả bằng lái nhưng không thể sa thải vì họ có giấy phép do Tổng cục Hàng không Dân dụng cấp.

Sau khi Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hạ xếp hạng an toàn của Ấn Độ hồi năm ngoái bởi nhân lực không đủ đáp ứng, New Delhi tích cực dập nạn bằng lái giả và cải thiện tiêu chuẩn an toàn hàng không. Nhiều thanh tra được mời đến và các cuộc kiểm toán được thực hiện liên tục đối với các hãng hàng không trong nước. Tháng 4 vừa qua, Ấn Độ mới được FAA khôi phục thứ hạng.

Một phi công giấu tên đang nộp đơn vào hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ IndiGo cho biết ông chỉ bay được thực tế 120 giờ so với con số 200 giờ ghi trong giấy tờ. Một phi công khác đang xin vào Air India cũng thừa nhận số giờ bay trong các giấy tờ nộp vào hãng hàng không này bị thổi phồng.

Theo Người Lao Động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.