- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mỹ cảnh báo "nguy cơ chiến tranh" khi Nhật, Trung sôi sục vì biển đảo
Trung Quốc loan báo 6 tàu hải giám được triển khai đến quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư sáng 14.9 đã thực hiện "thành công" sứ mạng. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta quan ngại về tranh chấp biển đảo ở Châu Á.
Nhật - Trung sôi sục vì biển đảo
Chính quyền Trung Quốc đưa ra thông tin tàu hải giám Trung Quốc "hoàn
thành sứ mạng" sau khi các cuộc biểu tình chống Nhật đã lan ra hàng chục
thành phố trên khắp Trung Quốc. Khoảng 80 nghìn người dân Trung Quốc đã
biểu tình đập phá và tẩy chay Nhật Bản trong những ngày qua.
Các cuộc biểu tình chống Nhật còn lan sang Hồng Kông. Hôm qua (16.9),
khoảng 5.000 người đã biểu tình tại Lãnh sự quán Nhật Bản ở Hồng Kông.
Trung Quốc đã hai lần triển khai các tàu hải giám đến vùng biển gần một
chuỗi đảo trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản
gọi là Senkaku, sau khi phía Nhật công bố thỏa thuận mua lại ba trong
số các hòn đảo từ tay chủ sở hữu tư nhân người Nhật hồi tuần trước.
Theo Tân Hoa xã, phía Nhật cũng triển khai ba tàu tuần duyên cùng ba máy
bay trực thăng để theo dõi và giám sát các tàu hải giám của Trung Quốc,
đồng thời tìm cách ngăn chặn hoạt động của các tàu hải giám này.
Cả hai phía đều dùng sóng radio để cảnh báo lẫn nhau, hãng tin này cho biết.
Theo hãng tin này, khoảng cách gần nhất giữa tàu hai phía là chưa đến
nửa hải lý và tàu hải giám Trung Quốc chỉ còn cách đảo tranh chấp chưa
đến 3km (1,55 dặm).
Trước đó - hôm 14.9, Tokyo đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối điều mà họ gọi là "đột nhập vào lãnh hải" của họ.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm nay (17.9) lên án bạo động và kêu
gọi cả hai bên hãy chia sẻ thông tin và duy trì liên lạc.
"Nguy cơ chiến tranh"
Trong lúc đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, hiện đang có mặt ở
Tokyo trong chuyến công du chính thức, đã kêu gọi hai phía kiềm chế.
"Chỉ cần một tính toán sai lầm của phía này hay phía kia sẽ dẫn đến kết
cục là bạo lực và xung đột" - ông Panetta phát biểu trước khi đặt chân
đến Tokyo vào chiều qua (16.9).
"Và cuộc xung đột đó có khả năng lan rộng" - ông Panetta nói. "Điều
chúng tôi không mong muốn là bất cứ hành động mang tính khiêu khích từ
phía Trung Quốc hay từ bất cứ phía nào khác mà có thể leo thang thành
xung đột".
Ông Panetta dự kiến sẽ thảo luận về tranh chấp biển đảo với giới chức
quân sự cả hai nước trong chuyến công du Châu Á lần này, bao gồm các
trạm dừng chân ở Trung Quốc và New Zealand.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn kêu gọi Trung Quốc tham gia đối thoại với
các quốc gia thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN.
Mục tiêu là để thành lập một khung hành động nhằm giải quyết những cuộc
tranh chấp lãnh thổ tương tự.
Quyết định đưa thêm Tokyo vào lịch trình
chuyến công du Châu Á của ông Panetta có thể là do tranh chấp chủ quyền
giữa hai nước Trung-Nhật - các nhà phân tích cho biết.
Các nhà phân tích cũng nhận định rằng, quyết định của Chính phủ Nhật mua
lại đảo tranh chấp là một biện pháp giảm thiểu thiệt hại, vì họ muốn
ngăn chặn kế hoạch mang tính khiêu khích hơn nhiều của thị trưởng Tokyo
Shintaro Ishihara - vốn là người nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa.
Thị trưởng Ishihara không những muốn mua lại mà còn muốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo.
Hiện tại, Chính phủ Nhật dường như không có khả năng nhượng bộ trong lúc bầu cử đang đến gần.
Báo chí Nhật gần đây đưa tin rằng, một số người ở cả hai nước có thể sẵn
sàng đánh liều một cuộc hải chiến có giới hạn để bảo vệ tuyên bố chủ
quyền của mình.
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.