Mỹ chẳng thể làm gì để lật đổ chính quyền Syria?

Giống như không thể trực tiếp can dự vào Libya, chính quyền của Tổng thống Obama chỉ có thể “tung đòn gió” để “hù dọa” nhà lãnh đạo Bashar alAssad của Syria.

Giống như không thểtrực tiếp can dự vào Libya, chính quyền của Tổng thống Obama chỉ có thể“tung đòn gió” để “hù dọa” nhà lãnh đạo Bashar al-Assad của Syria.

Tuyên bố hùng hồn

Được khích lệ trước nhữngthắng lợi nhanh chóng tại Libya, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obamangày 22/8 một lần nữa cùng các đồng minh Canada, Pháp, Anh và Đức lêntiếng kêu gọi nhà lãnh đạo Syria từ chức để tránh một thảm kịch như ởLibya.

“Chúng ta liên tục kêugọi Tổng thống Assad phải lãnh đạo một cuộc chuyển đội dân tộc nhưng ôngta không làm dù đó là vì lợi ích của người dân Syria. Đã đến lúc Tổngthống Assad phải từ chức”, ông Obama tuyên bố.

Hòa vào giọng điệu cứngrắn của Tổng thống Obama, Ngoại trưởng Mỹ Clinton nhấn mạnh: “Bạo lựctại Syria cần phải chấm dứt và Tổng thống Assad phải ra đi. Syria cầnđược thay đổi. Tôi mong là nhiều quốc gia khác cũng sẽ gia tăng áp lựcvới Tổng thống Assad”.

Sau đó, ngày 23/8, Đại sứMỹ tại Syria Robert Ford bất ngờ thực hiện một chuyến thăm mà phía Syriagọi là “mang tính kích động” tới thị trấn Jassem, một trong những thànhphố bất ổn nhất của Syria, để tuyên bố ủng hộ lực lượng nổi dậy. Thịtrấn cách Thủ đô Damass hơn 100km này từ nhiều tháng nay trở thành cáinôi của cuộc nổi dậy đòi lật đổ ông Assad.

Trong khi đó, Bộ trưởngQuốc phòng Anh Liam Fox thì khuyến cáo, ông al-Assad “hãy ngẫm nghĩ lạitrước những gì đang diễn ra tại Tripoli”.

Mỹ chẳng thể làm gì để lật đổ chính quyền Syria?

Tổng thống Obama tuyên bố cứng rắn về tình hình Syria.

“Đang có những thay đổikhông thể tránh khỏi trong khu vực. Tôi thiết nghĩ, bức thông điệp đốivới các nhà lãnh đạo trong khu vực là nếu anh không cho phép một sự thayđổi diễn ra theo một tiến trình thì nó sẽ bùng nổ thành một sự kiện”,ông Liam Fox quả quyết.

… chỉ để ra oai

Trước những tuyên bố cứngrắn này, Tổng thống Assad tỏ ra không nao núng. Ông khẳng định: “Tôikhông việc gì phải run sợ và có đủ tự tin để trấn an những người dânđang hoang mang của mình. Phương Tây nên nhớ rằng, các lệnh trừng phạtchẳng thể khiến Syria chết đói và chiến dịch can thiệp quân sự cũng sẽchỉ đưa Mỹ và đồng minh lún sâu vào vũng lầy tại Trung Đông”.

Phản ứng mạnh mẽ của Tổngthống Syria khiến không ít người ngỡ ngàng. Tuy nhiên, theo giới phântích, ông Assad hoàn toàn có cơ sở để lớn tiếng cảnh báo Mỹ.

“Những tuyên bố mạnh mẽnày của Washington chắn chắn làm hài lòng phe nổi dậy tại Damascus, đồngthời tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho họ. Tuy nhiên, đó là tất cả nhữnggì lực lượng biểu tình của Syria có thể nhận được từ phía Mỹ. Washingtonsẽ chẳng thể làm gì để thay đổi cơ cấu quyền lực tại Trung Đông, đặcbiệt là ở Damascus”, National Interest nhận định.

Theo tờ báo này, đâykhông phải lần đầu Syria phải chịu sức ép tấn công từ phía Mỹ. Năm 2003,quá hưng phấn trước những thắng lợi ban đầu tại chiến trường Iraq, Chínhphủ Mỹ công khai ý định “nhăm nhe” lật đổ chính quyền Syria. Đáp lại,Damascus lập tức quay sang ủng hộ nhiều nhóm bị coi là khủng bố và ngấmngầm phái các phần tử Jihad sang tiêu diệt lính Mỹ tại Iraq.

Đến năm 2006, khi Israelkhông thể đánh bại Hezbollah trong cuộc chiến kéo dài 34 ngày, Syriacàng trở nên vững tin với khả năng chống Mỹ của mình. Chính quyền củaTổng thống Assad một mặt tung hô thắng lợi của Hezbollah, mặt khác bímật thúc đẩy công tác chuẩn bị cho cuộc xung đột có thể xảy ra với Mỹbằng cách kết thân với Iran cũng như các đồng minh Arab.

Như vậy, có thể nói, lờiđe dọa của ông Obama không có gì mới so với người đồng nhiệm Assad.Chính quyền của Tổng thống Assad thực tế quá “dạn dày” trong cuộc chiếnchống lại Mỹ.
 

Mỹ chẳng thể làm gì để lật đổ chính quyền Syria?

Syria không quá run sợ trước kịch bản Mỹ tấn công nước này. Ảnh minh họa.

Bên cạnh sự “dạn dày”,Syria còn được tiếp thêm sức mạnh chống Mỹ nhờ sự phức tạp của tình hìnhkhu vực. Ông Assad hiểu rằng, với lợi thế của mình trong thế giới Arab,chỉ cần có thêm một chút "tiểu xảo" là ông có thể kích động chủ nghĩadân tộc trong toàn thế giới Arab để cùng nhau chống Mỹ.

Cũng nhờ lợi thế nằm ởtrung tâm thế giới Arab, Tổng thống Assad có nhiều bạn bè và đồng minhđể kêu gọi ủng hộ. Do đó, vấn đề tấn công Syria sẽ không có sự đồngthuận cao như Libya.

"Ông Assad là một nhà tàitrợ khủng bố. Nhiều người có thể cho rằng ông ta còn tệ hơn cả Gaddafinhưng Liên đoàn Arab chắc chắn sẽ không ủng hộ tấn công Syria như Libyavì họ có quan hệ gần gũi với Assad", bà Danielle Pletka, chuyên gia tạiViện Doanh nghiệp Mỹ nhận định. Do đó, theo bà Pletka, các chiến dịchquân sự của Mỹ và đồng minh sẽ khó khăn muôn vàn vì thiếu những căn cứhậu cần tiện ích.

Thêm vào đó, tương quanlực lượng giữa phe đối lập và Tổng thống Syria cũng rất khác Libya.Syria sở hữu một cỗ máy quân sự thực sự với khả năng mạnh mẽ. Vì thế,nếu phát động một cuộc chiến tranh, phe đối lập sẽ dễ dàng bị lực lượngChính phủ đè bẹp.

Thậm chí, kể cả trong trường hợp Mỹ và đồng minh thiết lập được vùng cấmbay như ở Libya, sức mạnh mong manh của phe đối lập cũng không phải làđối thủ xứng tầm với Tổng thống Assad.

Ngoài ra, bên cạnh Syriacòn có một Iran với tiềm lực quân sự vững mạnh. Chắc chắn Tehran sẽkhông “khoanh tay” đứng nhìn Damascus bị tấn công, để rồi làn sóng bạoloạn lan sang cả Iran.

Điều đó có nghĩa là, nếucan thiệp quân sự vào Syria, Mỹ không có nhiều cơ hội chiến thắng. Ngoàira, trong bối cảnh vừa trải qua 6 tháng “đốt” tiền tại Libya, có lẽWashington và đồng minh cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến mới. Hơnnữa, với chiến thắng tại chiến trường Libya, lãnh đạo những nước chủchiến đã đạt được mục tiêu nâng cao uy tín của mình. Trong khi, một cuộcchiến nữa có thể lại gây phản tác dụng.

Như vậy, có thể nhậnthấy, giới chức Nhà trắng chỉ “giơ cao đánh khẽ” Syria bởi họ nhận thứcrõ những rủi ro mà cuộc chiến chống lại Damascus đem lại.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.