- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nga "không thèm" đưa quân đội vào Ukraine
Phương Tây lo sợ Nga sẽ đưa quân vào Ukraine để bảo vệ vùng Crimea và miền đông. Thực tế, Nga có nhiều cách để “buộc” Ukraine vào mình mà không cần đến một cuộc chiến bạo lực.
Thậm chí, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là liệu Nga có đưa quân vào Ukraine cho một cuộc chiến giành quyền kiểm soát đối với vùng đất này như đã từng làm ở Gruzia hay không?
Bạo loạn ở Ukraine đã làm gần 80 người chết, hàng trăm người bị thương và vẽ ra một viễn cảnh mờ mịt cho tương lai của quốc gia Liên Xô cũ này. |
Những gì diễn ra trong lịch sử cho thấy, Nga có vẻ không “mặn mà” với việc sử dụng vũ lực để kiểm soát sự ảnh hưởng của mình ở Ukraine. Cụ thể, sau trong cuộc Cách mạng Cam (2004), Nga đã không đưa quân đến bảo vệ vùng đất Crimea với phần lớn người Nga đang cư trú. Thay vào đó, Nga đã chờ đợi Ukraine yên ắng trở lại và “thuận theo lẽ tự nhiên”. Rất có thể, Nga sẽ sử dụng chiêu bài này một lần nữa.
“Nếu tính theo ngắn hạn, dĩ nhiên tình hình rất bất ổn”, Andrei Klimov, một nhà ngoại giao Nga đồng thời là nhà lập pháp tại Matxcơva phát biểu trên tạp chí Time cho biết, “Tuy nhiên, Nga và Ukraine đã là một liên minh tôn giáo, chính trị, kinh tế cả ngàn năm rồi. Và nếu mọi người nhìn từ quan điểm không chỉ một ngày mà cả hàng thập kỷ, truyền thống đó sẽ tiếp tục tồn tại”.
Sự huy hoàng của chính phủ mới thành lập ở Ukraine sẽ chỉ là trong khoảnh khắc. Ngay khi vừa nhậm chức, họ đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: Nguy cơ vỡ nợ, tình hình an ninh ở Crimea và những động thái từ phía Nga. Chỉ có 3 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử, không có vị lãnh đạo nào được nhìn nhận là ứng viên tiềm năng để lãnh đạo Ukraine. Cuộc chiến này thực sự khó khăn với chính quyền mới.
Người nào chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhất ở Ukraine – tình hình kinh tế đang ở mức khủng hoảng nghiêm trọng: Khoản nợ đã đến kỳ phải trả, tiền mất giá, lạm phát phi mã, giá hàng hóa cơ bản tăng cao khủng khiếp, và cuối cùng là sự tức giận của người dân.
Sau hai cuộc nổi dậy thành công chỉ trong 10 năm, Ukraine đã bắt đầu quen với các cuộc biểu tình. Họ sử dụng quyền lực của nhân dân, nhưng lại không có ai chịu trách nhiệm cho những yêu cầu của họ.
Hôm thứ Ba (25/2), các nhà lãnh đạo tạm quyền Ukraine đã phải trì hoãn quá trình hình thành chính phủ mới sau khi người biểu tình cho rằng quá trình này không đủ minh bạch. Sự bất ổn trong chính nội tại của Ukraine sẽ khiến quốc gia này không đủ sức mạnh để chống lại bất cứ ảnh hưởng nào về cả kinh tế lẫn chính trị từ các nước và nhóm quốc gia ở bên ngoài.
Điều này thực sự có ý nghĩa lớn với những toan tính của Nga, theo đó, Nga không việc gì phải vội vàng đem quân tới Ukraine. Thậm chí, nếu Nga vội vã tính đến con đường bạo lực, nó sẽ làm tăng cơ hội chống lại Matxcơva từ phe đối lập. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ Ba đã đưa ra những quan điểm khá ôn hòa và nhẹ nhàng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không can thiệp quân sự tới Ukraine. |
Trong chuyến thăm Luxembourg, ông Lavrov nói rằng Nga "khẳng định nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine". Ông thậm chí còn nói rằng Nga tôn trọng sự lựa chọn ngả về phía châu Âu của người dân Ukraine.
Điều đó không có nghĩa là Nga chỉ đứng nhìn và không làm gì cả. Kinh tế chính là con bài chủ lực của Nga hiện tại, và Matxcơva sẽ sử dụng nó như là một quyền lực mềm có sức nặng lớn để tạo áp lực lên cả Ukraine lẫn châu Âu.
Trên trang cá nhân Twitter của mình hôm Chủ nhật (23/2), nghị sỹ Nga Alexei Pushkov chia sẻ: “Các nhà chức trách mới ở Ukraine vội vã hủy bỏ ảnh hưởng của người Nga trong khu vực và sau đó phàn nàn rằng họ không có tiền trong ngân quỹ”. Ông nói thêm sau đó rằng: “Hãy để họ (chính phủ mới của Ukraine) chuyển sang nhà bảo trợ phương Tây”.
Liên minh châu Âu (EU) hứa sẽ cho Ukraine vay khoản tiền 15 tỷ USD mà Nga đã từng thỏa thuận hỗ trợ Ukraine hồi tháng 12/2013 nhưng đã dừng lại trong tháng Giêng. Trong tuần này, chính phủ lâm thời Ukraine tuyên bố cần 35 tỷ USD để tránh bị vỡ nợ, một con số sẽ khiến EU phải đau đầu bởi tình trạng tài chính của họ hiện không khá khẩm là bao.
Nga có thể ngồi chờ xem EU sẽ giải ngân khoản tiền này cho Ukraine như thế nào. Thậm chí, Nga còn có thể làm quá lên tình hình nếu họ muốn.
Tạp chí Time ngày 25/1 đưa tin cho biết, hôm thứ Ba, Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm nhà nước của Nga đã thông báo họ không cho phép nhập khẩu thịt lợn từ Ukraine do nguy cơ bệnh sốt lợn châu Phi đã lan đến quốc gia này. Không chỉ có lợn, danh sách cấm này còn có thêm các ngành công nghiệp khác, từ sô cô la đến máy móc hạng nặng.
Lãnh đạo các doanh nghiệp này đang cố gắng để thuyết phục Nga mở biên giới giao dịch trở lại. Đặc biệt là ở phía đông của Ukraine – khu vực giáp biên giới Nga, động cơ kinh tế của đất nước, ngành thương mại đang nuôi sống hàng ngàn doanh nghiệp và tạo hàng triệu việc làm.
Thậm chí, ngay tại vùng đất được xem là hiện thân của Nga ở Ukraine – vùng Crimea, bất chấp người dân ở đây luôn lên tiếng sẵn sàng ủng hộ cho một cuộc chiến do Nga tiến hành, thì Maxcơva vẫn cực kỳ thận trọng khi không bao giờ công nhận giải pháp này.
Trong tháng 12/2013, khi cuộc nổi dậy của Ukraine vẫn chưa biến thành bạo loạn như cách đây một tuần, ông Putin từng được hỏi liệu có giả thuyết Nga sẽ đưa quân đến bảo vệ Crimea hay không. Câu trả lời của ông là rõ ràng. " Không có bất kỳ khái niệm nào về việc chúng tôi sẽ tới đó và đưa quân vào”, ông nói tại cuộc họp báo cuối năm, “Thật là vớ vẩn. Đó là điều không thể xảy ra”.
Nga cũng không cần dựa vào một vận may để cải thiện tình hình ở Ukraine. Sau cuộc cách mạng Cam năm 2004 – khi lần đầu tiên Ukraine muốn thoát khỏi “cái bóng” của Nga, Kiev đã phải mất gần một năm để giải quyết tình trạng bất đồng trong nội bộ chính quyền mới xây dựng. Các cuộc cãi vã đã mất đến 5 năm bế tắc chính trị và kinh tế trì trệ. Đến năm 2010, vì quá chán ngán với sự tăng trưởng của đất nước, người dân Ukraine đã bầu ông Viktor Yanukovych – người từng bị Cách mạng Cam lật đổ.
Giờ đây, lịch sử lại đang lặp lại một lần nữa. Ông Yanukovych thêm một lần bị lật đổ, Ukraine một lần nữa lại chuyển hướng về phương Tây. Nhưng có rất ít lý do để tin rằng Tổng thống Nga Putin sẽ hành động khác với trước đây.
Chiến thắng hiện nay của phe thân phương Tây ở Ukraine có thể tạm thời khiến Nga và Tổng thống Putin thất thế. Tuy nhiên, với tính kiên nhẫn và nhiều lý do nói trên, Nga hoàn toàn có thể chờ đợi những thay đổi từ chính trong Ukraine như lịch sử đã từng kiểm chứng.
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.