Người biểu tình Ai Cập đang đuối dần

Làn sóng biểu tình chống chính phủ tại Ai Cập kéo dài hai tuần liên tiếp và đang có dấu hiệu "hụt hơi", trong khi Tổng thống Hosni Mubarak vẫn tại vị bất chấp sức ép.

Làn sóng biểu tình chống chínhphủ tại Ai Cập kéo dài hai tuần liên tiếp và đang có dấu hiệu "hụt hơi", trongkhi Tổng thống Hosni Mubarak vẫn tại vị bất chấp sức ép.

Lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậythành công tại nước láng giềng Tunisia, người biểu tình Ai Cập xuống đường từhai tuần trước nhằm tìm cách hạ bệ Tổng thống Hosni Mubarak sau 30 năm cầmquyền. Họ cáo buộc ông là nguyên nhân gây ra các vấn đề đối với nền kinh tế đấtnước và dẫn dắt một chính phủ tham nhũng.

heo thống kê độc lập, có gần 300người đã thiệt mạng cùng hàng trăm người khác bị thương kể từ khi cuộc biểu tìnhbạo loạn nổ ra khắp Ai Cập ngày 25/1. Ước tính mỗi ngày làn sóng biểu tình khiếnnền kinh tế nước này thiệt hại khoảng 310 triệu USD.

Người biểu tình Ai Cập đang đuối dần
Người biểu tình ngủ dưới chân bánh xích xe tăng tại quảng trường Tahrir Cairo. Ảnh: AP

Trong khi đó, các cuộc thươnglượng giữa phe biểu tình và chính phủ hầu như không mang lại kết quả và Tổngthống Mubarak cũng không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ từ chức. Chính phủ AiCập thể hiện sự nhượng bộ bằng cách tăng 15% lương cho 6 triệu công chức nhànước. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Cairo đang củng cố sức mạnh sau hai tuầnchao đảo vì làn sóng biểu tình.

Trung tâmcủa cuộc biểu tình tại Ai Cập hiện vẫn là quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo,nơi các nhà hoạt động đang kêu gọi mở một đợt tuần hành mới nhằm tăng sức épbuộc ông Mubarak phải ra đi. Hàng nghìn người đang chiếm giữ quảng trường trungtâm và cũng là đảo giao thông khổng lồ này. Nhưng vị trí của họ đã dần bị quânđội thu hẹp để giúp nối lại hoạt động đi lại.

Sau nhiều ngày cố thủ bằng lềutrại, những người biểu tình bám quảng trường Tahir cũng đã bắt đầu có dấu hiệumệt mỏi. Những cơn mưa mùa đông lạnh giá cuối tuần qua khiến khu vực này lầy lộibùn đất, trong khi lương thực cho những người cắm trại đang cạn dần. Nhiều ngườitrong số này còn đang bị hành hạ vì các vết thương do đụng độ với cảnh sát trướcđó.

Omar Salim, một người biểu tìnhđến từ tỉnh miền bắc Sharqiya và đã hạ trại tại quảng trường Tahrir được 4 đêm,cố gắng tỏ ra cứng rắn trước các điều kiện khó khăn. "Cái đói càng làm chúng tôimạnh mẽ hơn. Chúng tôi đang cùng nhau vì tất cả là một và đó là điều giúp chúngtôi tiến lên", Salim bày tỏ với AP.

Việc chiếm giữ quảng trườngTahrir của người biểu tình vẫn đang được chính phủ "bỏ qua" trong sự kiểm soátcủa quân đội. Nhưng nếu họ chỉ cố thủ ở khu vực này và hô vang các khẩu hiệu,trong khi cuộc sống dần trở lại bình thường tại những phần còn lại của Cairo,thì cuộc biểu tình có nguy cơ rơi vào sự đơn độc và mất đi sự ủng hộ rộng rãi.

Tuy nhiên, nếu muốn biểu dươnglực lượng từ quảng trường Tahrir để gây thêm sức ép đòi Tổng thống Mubarak phảitừ chức, người biểu tình lại có nguy cơ phải đụng đầu với quân đội và nắm chắcphần thua thiệt. Thế khó của người biểu tình Ai Cập càng được nhấn mạnh với nguycơ đối mặt với sự trừng phạt, nếu họ quyết định rút lui.

Do vậy, khi các hoạt động bìnhthường đang dần được khôi phục trên khắp Ai Cập sau những ngày sôi sục, câu hỏiđặt ra hiện nay là liệu người biểu tình còn duy trì được hoạt động của họ baolâu nữa?

Theo Đình Nguyễn
VNE




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.