Người Trung Quốc vật lộn với bão giá

Tại cửa hàng bán rau của anh Mã trong một con ngõ nhỏ ở Bắc Kinh, giá cả tăng lên vù vù. Giá trứng tăng từ 7 tệ lên 10 tệ mỗi cân, giá cà chua lên gấp đôi, cải bắp gấp ba.

Tại cửa hàng bán rau của anhMã trong một con ngõ nhỏ ở Bắc Kinh, giá cả tăng lên vù vù. Giá trứng tăng từ 7tệ lên 10 tệ mỗi cân, giá cà chua lên gấp đôi, cải bắp gấp ba.

Cho dù chính phủ đã cam kết sẽkiềm chế giá lương thực thực phẩm, Mã không tin chắc cho lắm. "Giá cả chắc chắnsẽ lên", anh nói. "Chúng tôi chả biết phải làm thế nào".

Trong cuộc phỏng vấn trực tuyếntuần trước với dân chúng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo thừa nhận tác động của tình trạnggiá lương thực thực phẩm tăng. "Lạm hát cao ảnh hưởng tới đời sống của người dânvà tác động nhiều mặt xã hội", ông nói. "Tôi hiểu được tác động của sự tăng giávà hiểu rõ tầm quan trọng của việc (kiềm chế giá)".

Tình trạng lạm phát cao là chủ đềcủa nhiều bài trên các tờ báo Trung Quốc mấy tháng gần đây. Tháng 1, chỉ số giátiêu dùng của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ, trong khi giá thực phẩm tăng10,3% so với tháng trước đó.

Người Trung Quốc vật lộn với bão giá
Một phụ nữ tần ngần khi đi chợ mua rau ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Chi phí của người dân dành chothực phẩm, đặc biệt là rau quả đã leo thang nhanh chóng trong năm qua. Mộtnghiên cứu của Nielsen mới đây cho hay giá tăng hiện là mối lo lớn thứ ba đốivới dân chúng, chỉ đứng sau thu nhập và sức khỏe. Có tới 84% số người được hỏitrong nghiên cứu này cho biết họ tin rằng giá cả còn tăng trong 12 tháng tới.

Đối với những người tiêu dùngTrung Quốc, cuộc sống vẫn phải tiếp tục và các chủ cửa hàng vẫn bán đều đều."Ồi, giá thì cứ tăng thế đấy, chúng tôi chả làm thế nào được", một phụ nữ tên làXảo, chủ tiệm tạp hóa gần hàng rau của ông Mã, nói. Tiệm của bà bán đủ loại hàngsữa, đường, bia, dầu ăn và bột mì. Giá của các nhãn hàng, chẳng hạn như mì tôm,tăng từ 36 tệ mỗi thùng lên 45 tệ. Tất cả các loại bia cũng tăng giá trong thờigian gần đây.

Xảo đã bán hàng 8 năm, và đợttăng giá này là cao nhất mà bà từng thấy. Nhưng bà cũng không lo lắm, bởi doanhthu không hao hụt nhiều.

"Mọi người không ca thán quánhiều. Họ vẫn phải ăn mà".

Tại một tiệm bánh mì trên vỉa hèở trung tâm Bắc Kinh, ông chủ Lưu đang rất bận rộn dù giá mỗi chiếc bánh mì tăngtừ 0,6 lên 0,8 tệ. Lưu cho biết sắp nâng giá lên 1 tệ mỗi chiếc bánh rắc vừng.

Lưu nói ông không tin rằng chínhphủ có thể nhanh chóng kiểm soát tình trạng tăng giá, và cửa hàng nhỏ của ônghầu như không hề hấn gì vì tình trạng lạm phát.

"Một số người già không mua nữa,nhưng số đó chỉ chiếm 1% khách hàng của tôi thôi", Lưu nói.

Ngân hàng trung ương Trung Quốccam kết hạn chế lạm phát bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ và lãi suất. Chính quyềncũng tài trợ cho các hộ nghèo, giữ mức giá thấp tại các căng tin trường học vàyêu cầu chính quyền cấp địa phương đảm bảo đủ rau xanh.

Tuy nhiên những biện pháp nàychưa đủ để đảm bảo cuộc sống cho nhiều người, chẳng hạn các nhân công ở cửa hàngphở của bà Tống, gần một trạm xe điện ở Bắc Kinh. Bà cho biết đang nghĩ đếnchuyện đóng cửa quán và trở về quê nhà ở Sơn Đông.

"Chẳng ai muốn làm việc ở đâynữa. Họ phải làm nhiều giờ, tất nhiên rồi, công việc thì vất cả", bà Tống cathán. "Nguyên liệu ngày càng đắt đỏ, trong khi nhân công của tôi cứ đòi tănglương. Tôi chắc không giữ nổi cái quán này nữa".

Theo Mai Trang
 VNE



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.