- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhật Bản làm gì khi "cơn khát" năng lượng đến gần?
Nhật Bản đã thông qua một kế hoạch cử 200 kỹ sư thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tới Nam Sudan từ tháng 12012, tiếp đó sẽ bổ sung thêm 300 người, để tham gia sứ mệnh của Liên hợp quốc xây dựng quốc gia non trẻ nhất thế giới này.
Nhật Bản đã thông qua mộtkế hoạch cử 200 kỹ sư thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tới Nam Sudan từtháng 1/2012, tiếp đó sẽ bổ sung thêm 300 người, để tham gia sứ mệnh của Liênhợp quốc xây dựng quốc gia non trẻ nhất thế giới này. Đứng trước nguy cơ khátnăng lượng sau sự cố hạt nhân Fukushima, Tokyo cũng hy vọng kế hoạch trên sẽgiúp đảm bảo một chỗ đứng vững chắc của Nhật Bản trong ngành công nghiệp dầu mỏcủa quốc gia mới nhất châu Phi - nơi hiện đang bị Trung Quốc chế ngự.
Theo kế hoạch trên, các kỹ sưNhật Bản sẽ giúp xây dựng đường sá, cầu cống ở trong và xung quanh thủ đôJuba của Nam Sudan. Việc huy động nhóm kỹ sư trên là sự tiếp nối các nỗ lựccủa Tokyo nhằm mở rộng các sứ mệnh quân sự của mình ở nước ngoài, bên cạnhcứu hộ thiên tai, chống hải tặc và các sáng kiến nhân đạo. Động thái ở NamSudan cũng có thể là một dấu hiệu cho một nỗ lực mới nhằm dần đưa các chiếndịch của JSDF vào các sáng kiến chính sách đối ngoại chiến lược - mà trongtrường hợp này là an ninh năng lượng. Nếu Nhật Bản đảm bảo được một chỗ đứngvững chắc hơn tại Nam Sudan, nước này sẽ có lợi thế hơn trong việc đối phóvới sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong ngành công nghiệp Sudan và Nam Sudanđang hỗn loạn hiện nay.
Sự mở rộng hoạt độngcủa JSDF ở nước ngoài
Quyết định của Nhật Bản huyđộng một nhóm kỹ sư tại Nam Sudan đã được thảo luận nhiều tháng liền và diễnra trong bối cảnh sự ủng hộ trong nước dành cho JSDF ở mức cao nhất trongnhiều thập kỷ qua, chủ yếu nhờ vai trò của quân đội trong các chiến dịch cứuhộ sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima. Nhật Bản đã cử hai sỹ quan hậu cầncủa JSDF thay phiên nhau tới Sudan vào năm 2008, trong một sứ mệnh gìn giữhòa bình của LHQ và đã nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục can dự một cách hạnchế.
Bất chấp điều 9 của Hiến phápNhật Bản quy định hạn chế lực lượng chiến đấu, các sứ mệnh của JSDF đã bắtđầu ngày càng đa phương hóa và mở rộng, và JSDF đã được định hình thành mộtlực lượng quân đội có vẻ "bình thường". Các sáng kiến lớn bao gồm một căn cứkhông quân của Nhật Bản tại Djibouti nhằm hỗ trợ các nỗ lực chống hải tặctrên Vịnh Aden, tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến của Mỹ và đồng minh tại ẤnĐộ Dương, huy động lực lượng không tham chiến tại Iraq, hợp tác tăng cườngvới các quốc gia Đông Nam Á và tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ tạiĐông Timor.
Tranh giành chỗ đứng trongngành công nghiệp dầu mỏ Nam Sudan
Với một lực lượng quân độiđược bình thường hóa, Nhật Bản sẽ tăng cường sử dụng JSDF để củng cố vị thếcủa mình ở nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các lợi íchkinh doanh của Nhật Bản ở Nam Sudan, và trở thành một phần quan trọngtrong kế hoạch năng lượng của Nhật Bản vì nước này ngày càng phụ thuộc vàonăng lượng nhập khẩu sau thảm họa hạt nhân Fukushima và cần phải đa dạng hóacác nguồn năng lượng của mình (87% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản trongtháng 9 đến từ Trung Đông). Việc huy động các kỹ sư là một bước đi quantrọng của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với Juba, và sẽ cho phépNhật Bản dễ cạnh tranh hơn với các công ty của Trung Quốc và Ấn Độ để tiếpcận lĩnh vực dầu mỏ đang được tái thiết ở Nam Sudan.
Vài năm trước khi Nam Sudanđộc lập, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước mua nhiều dầu mỏ nhấtcủa Sudan. Năm 2006, Nhật Bản mua 124.000 thùng dầu/ngày của Sudan, trongkhi Trung Quốc mua 99.000 thùng/ngày. Đến năm 2010, Trung Quốc đã tăng consố này lên 250.000 thùng/ngày, chiếm 65% lượng dầu xuất khẩu của Sudan,trước Indonesia (60.000 thùng/ngày) và Nhật Bản (50.000 thùng/ngày). Mứctăng này đã biến Sudan thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc vàonăm 2010, và có thể góp phần gia tăng sự can dự của Trung Quốc vào quốc giachâu Phi này, bằng chứng là sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Quốc dành cho chínhquyền của Tổng thống Sudan Omar al Bashir trước các chỉ trích của quốc tế.
Cơ hội ở Nam Sudan
Tuy nhiên, việc Nam Sudantách ra độc lập vào ngày 9/7 vừa qua đã đặt 3/4 trữ lượng dầu mỏ ở Sudanthuộc về lãnh thổ của Nam Sudan. Dù dầu không ngừng chảy, nhưng nguồn cungdầu trở nên bấp bênh hơn. Khartoum và Juba bế tắc trong đàm phán về chia sẻthu nhập từ dầu và phí vận chuyển. Các đường ống dẫn dầu do Trung Quốc xâydựng dẫn trực tiếp dầu thô của Nam Sudan tới các nhà máy lọc dầu ở miền Bắc,rồi tới cảng Sudan (nằm ở bờ biển của Sudan), nơi duy nhất có thể xuất khẩudầu ra nước ngoài. Và tình trạng bạo lực giữa các nhóm phiến quân hai miềngần các khu vực sản xuất dầu chính tiếp tục khiến các chính phủ và nhà đầutư trong các khu vực này lo ngại.
Sự độc lập của Juba đặt Tokyovào một thế đặc biệt bấp bênh khi dựa vào nguồn dầu nhập khẩu từ Sudan. BắcKinh đã sử dụng quan hệ lịch sử với Khartoum và cam kết mới đây với Juba đểthương lượng tốt hơn giữa hai quốc gia này và đảm bảo nguồn cung dầu củamình không bị gián đoạn. Nhưng trong khi Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc(CNPC) và Tập đoàn Dầu mỏ và Hóa chất Trung Quốc (CPCC) sản xuất dầu dựatrên một hợp đồng chuyển nhượng và 50% vốn cũ của Công ty Lọc dầu Khartoum,Nhật Bản lại không có hợp đồng chuyển nhượng nào của riêng mình, và như vậychỉ có thể mua dầu thô từ các nhà sản xuất.
Để đảm bảo các lợi ích củamình, Nhật Bản đã củng cố quan hệ song phương với Nam Sudan thông qua các nỗlực nhân đạo, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng tài nguyên. Tháng Chín vừaqua, Nhật Bản đã tài trợ xây một cây cầu trị giá 90 triệu USD bắc qua sôngNile tại Juba, và các kỹ sư của Nhật Bản sắp được huy động tới đây sẽ khởicông một dự án tương tự trong và xung quanh thành phố này. Một dự án quantrọng mà qua đó Nhật Bản sẽ đảm bảo lợi ích của mình sẽ là dự án đường ốngdẫn dầu tiềm năng, một phần của Hành lang Vận tải từ cảng Lamu qua Nam Sudantới Ethiopia, mà Kenya đã có ý định đầu tư trở lại. Đoạn ống từ Juba tớiLamu có tiềm năng nhất, không chỉ đối với sự sống còn của kinh tế Nam Sudanmà còn đối với nguồn cung dầu bền vững cho Nhật Bản. Tháng 3/2010, Tập đoànToyta Tsusho của Nhật Bản đã đề xuất phát triển một đường ống dẫn dầu trịgiá 1,5 tỷ USD nối Juba tới Ấn Độ Dương qua cảng Luma, nhằm vận chuyển450.000 thùng dầu/ngày, và hoạt động trong 20 năm. Các công ty của TrungQuốc cũng đã đề xuất những dự án đầu tư tương tự cho đường ông Juba-Lamu.Bất chấp một quá trình đấu thầu cạnh tranh gay gắt, các cuộc thương thảogiữa các chính phủ và thời gian hoàn thành dự kiến trong 7 năm đã đặt ranhiều hạn chế cho ý tưởng này; đoạn hành lang chung chuyển này sẽ không phảilà một phương thuốc bách bệnh đối với Nam Sudan và Nhật Bản trong tương laigần.
Lợi ích của Nhật Bản trongviệc cử các kỹ sư tới Nam Sudan không chỉ giới hạn trong chính sách củaTokyo nhằm mở rộng các mục tiêu sứ mệnh của JSDF, mà còn là một bước để tăngtầm ảnh hưởng của Nhật Bản tại Sudan. Bản chất quan trọng của nhu cầu nănglượng hiện nay của Nhật Bản khiến cho an ninh nguồn cung năng lượng và cáclợi ích liên quan trở nên đặc biệt quan trọng, trong khi đó nền độc lập củaNam Sudan và các thay đổi có thể có đối với ngành công nghiệp vận tải dầucủa họ mở ra một cơ hội để Nhật Bản tạo dựng một chỗ đứng vững chắc hơntrong ngành công nghiệp vốn bị Trung Quốc chế ngự này. Trong khi Trung Quốcsẽ vẫn là nước mua nhiều dầu nhất của Sudan, Nhật Bản sẽ cần khẳng định mìnhđể có một tiếng nói trong các cuộc thương lượng về vận chuyển dầu, thuếxuyên biên giới và các giải pháp thay thế có thể cho các tuyến đường xuấtkhẩu ở miền Bắc mà Trung Quốc đang quản lý.
Theo Tuanvietnam
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.