Nông dân Ấn Độ tự tử hàng loạt vì... nghèo đói

Có lẽ là do sức lao động quần quật cả đời của những người nông dân để tạo nên lương thực cho thế giới vẫn không thể xóa hết cái nghèo khổ, nợ nần nên họ chọn tự sát để rũ bỏ tất cả?

Có lẽ là do sức lao động quần quật cả đời của những người nông dân để tạo nên lương thực cho thế giới vẫn không thể xóa hết cái nghèo khổ, nợ nần nên họ chọn tự sát để rũ bỏ tất cả?

Từ xa xưa lực lượng nông dân trở thành lực lượng nòng cốt trong mỗi quốc gia phong kiến, những người trực tiếp tạo ra lương thực nuôi sống cả thế giới, thế nhưng  họ vẫn là tầng lớp nghèo và vất vả nhất thế giới.

"Bốn bề đều khổ"

Trước những năm 1990 (của thế kỷ trước), nền nông nghiệp của Ấn Độ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển GDP của đất nước. Nó không những đáp ứng những nhu cầu lương thực trong nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động nông nghiệp mà còn giúp đất nước kiếm những khoản tiền lớn từ xuất khẩu với nhiều loại cây giá trị như gạo, bông, ngũ cốc và chè. Rõ rằng  khi nông nghiệp càng phát triển thì số lượng người nông dân cũng tăng theo một cách đáng kể, vì vậy có tới  60% dân số của Ấn Độ đã và đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng vài năm trở lại đây, tỷ lệ này liên tục giảm đến chóng mặt do mỗi năm  số lượng lớn người nông dân tự tử  vì cuộc sống quá khó khăn tăng đột biến. Do đâu vậy? Có phải do hạn hán, gió mùa hay sự thay đổi của khí hậu đã tàn phá sản phẩm của họ, hay do chính sách nông nghiệp và thị trường  gây ra hàng loạt các vụ tự sát thảm khốc đau buồn này?
 

Một bức chân dung về người nông dân tự tử.

Vậy tại sao họ lại kết thúc cuộc đời bằng cách đau khổ như vậy, họ có oan ức gì, hay chính bản thân họ muốn trốn thoát sự nghèo khổ? Và, đây là một câu hỏi vẫn chưa có một lời giải đáp cụ thể mà trong suốt 18 tháng qua chính phủ Ấn Độ đã dốc hết sức lực tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn nạn đau thương này. Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Ấn Độ, ông Sharad Pawar cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm này. Chính phủ đã tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao giá lương thực cho người dân, thế nhưng nó vẫn không thể thay đổi cuộc sống nghèo đói của họ. Không dừng lại ở việc chính phủ đầu tư vào nông nghiệp đã đủ hay chưa thì một nguyên do nữa khiến sảm phẩm mà họ làm ra không đủ giá trị để nâng giá thị trường lên cao hơn.

Thị trường bao giờ cũng là bức tường, là mối trăn trở cho người nông dân, nếu giá lương thực cao sẽ giúp người dân gắn bó hơn với đồng ruộng nhưng khi giá lương thực bị bán một cách tháo giá thì đương nhiên giá trị sản phẩm của họ cộng với sức lao động nặng nhọc của họ coi như con số không. Và, khi người nông dân bán lương thực vẫn không thể trả hết khoản nợ đã chi cho nông nghiệp, thêm nữa không biết làm gì, thì cái chết luôn rình rập trong suy nghĩ của họ.

Thật khó có thể tưởng tượng khi hàng trăm áp lực về cuộc sống như vấn đề tài chính, chi tiêu trong gia đình đè nặng lên vai của bạn mà bạn có thể giải quyết được bởi việc ngồi đợi một phép mầu mà thị trường mang lại. Thì nay người nông dân ngoài việc có thể tạo ra lương thực giúp nuôi sống mọi người trên thế giới thì họ không biết làm gì khi sản phẩm của họ bị đánh giá thấp, những người không biết đến hai chữ thị trường mà lại luôn phải vật lộn cùng nó.

Theo các nhóm điều tra tìm hiểu nguyên nhân của từng hộ dân thì được biết, các nhà đầu cơ thực phẩm bán tháo giá ngũ cốc và công ty GM bán hạt giống và phân bón lên giá cao. Giá hạt giống cao đến nỗi đã khiến một số người nông dân phải nợ  một khoản tiền rất lớn, còn một số khác bị chết đứng vì giá thị trường biến động bất ngờ. Qủa thật chính họ không thể nào biết được tại sao họ bỏ công sức để chăm bón cho cây lại không bằng việc bán hạt giống. Theo như cuộc tranh luận của các nhà đầu tư trên BBC thì người nông dân ở Ấn Độ chỉ biết đứng nhìn từng thửa ruộng và tương lai của họ trong bất lực. Lương thực được bán với giá quá thấp nhưng giá giống lại quá cao vậy coi như vốn còn không thể gỡ nói chi đến lãi mà đó chưa kể công sức lao động vất vả hằng ngày mà vẫn không thể tạo ra miếng cơm, có làm mà không có ăn.
 

Cảnh hạn hán trên hàng ngàn thửa ruộng ở Ấn Độ.

Tự tử theo phong trào

Có thể bạn chưa biết, từ những năm 1990, nạn tự tử của những người nông dân Ấn Độ đã trở thành một câu chuyện phổ biến trên toàn đất nước Ấn Độ, sau đó lan rộng ra khắp khu vực châu Á, rồi thế giới. Vụ tự tử đầu tiên xuất hiện trong bang Maharastra, sau đó tràn lan sang các bang khác, với những con người cùng khổ thì chỉ cần một người ra đi mang theo nỗi uất ức sẽ kéo theo hàng vạn hàng nghìn người có chung tiếng lòng. Khi nền kinh tế ngày càng suy thoái thì cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới đều gặp khó khăn, nhất  là  những người được coi là lực lượng tiên tiến và quan trọng nhất như công nhân- nông dân lại có khó khăn gấp bội lần. Do khí hậu ngày càng xấu đi, hay do việc đầu tư vào nông nghiệp ngày càng ít, sản phẩm bán với giá quá thấp cộng thêm tất cả các mặt hàng tăng thì có lẽ người nông dân nhỏ bé không thể hứng chịu được cảnh tứ bề khó khăn mà không biết lỗi của ai thì họ chỉ biết chờ đến kiếp sau mới có thể rũ bỏ mọi uất ức.

Giáo sư Prabhat Jha, một trong những tác giả của nghiên cứu tai nạn này và là giám đốc của trung tâm Nghiên cứu sức khỏe toàn cầu ở Toronto (Canada) cho biết: Các số liệu thống kê về số người nông dân tự tử ở Ấn Độ đều dựa trên cục Hồ sơ tội phạm quốc gia. Tự tử là một chủ đề cấm kỵ, nhưng nhóm điều tra vẫn cố gằng đến từng hộ dân để tìm hiểu nguyên nhân, hi vọng có thể giúp phần nào cho cuộc sống của họ và phát hiện chủ yếu người tự tử đều là phụ nữ đã có chồng.       
 
Một con số sửng sốt!

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ tự tử ở Ấn Độ là khoảng 15/100.000. Tỷ lệ tự sát trong số lao động nông nghiệp là khoảng 7/100.000, vậy có nghĩa là tỷ lệ tự tử của người nông dân chiếm một nửa trong các vụ tự tử của đất nước, một con số sửng sốt. Có thể nói tự sát đã trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau tai nạn giao thông và các biến chứng liên quan đến sinh sản ở phụ nữ. Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia đứng vào top đầu thế giới nhưng cũng là một quốc gia mỗi năm đón nhận nhiều ca tự tử nhất thế giới. Tại Ấn Độ, không chỉ có người nông dân bất lực trước cuộc sống mà ngay cả trẻ em, thanh niên và người mới kết hôn cũng tự tử do quá nhiều áp lực của xã hội. Theo điều tra của các bác sĩ, đàn ông tự tử là 40%, phụ nữ 56% với các độ tuổi từ 15 đến 29 trong năm 2010.  
 
Theo Nguoiduatin.vn

Bình luận