Putin thăm TQ, hành trang không chỉ có năng lượng

Trong vòng hai tuần lễ sau khi tuyên bố tranh cử tổng thống Nga đầu năm 2012, Thủ tướng Vladimir Putin sẽ chuẩn bị tới Bắc Kinh. Kremlin thường coi trọng tính biểu trưng chính trị, còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ muốn che giấu tình cảm của họ với Putin. Các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh từ 111210 sẽ thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.

Trong vòng hai tuầnlễ sau khi tuyên bố tranh cử tổng thống Nga đầu năm 2012, Thủ tướng VladimirPutin sẽ chuẩn bị tới Bắc Kinh. Kremlin thường coi trọng tính biểu trưngchính trị, còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ muốn che giấu tìnhcảm của họ với Putin. Các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh từ 11-12/10 sẽ thu hútsự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.

Hợp tác năng lượng, khía cạnhquan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga, chắc chắn sẽ là tâmđiểm của chuyến thăm này. Tuy nhiên, với việc "cùng phủ quyết" về Syria tạiHội đồng Bảo an LHQ mới đây, quan hệ đối tác Trung - Nga dường như phảngphất hương vị mới. Hai nước chưa từng có mối quan tâm chung như vậy về TrungĐông hay thể hiện một ý chí chung để bảo vệ các lợi ích của họ trong khuvực.

Putin thăm TQ, hành trang không chỉ có năng lượng
Ảnh: innworldreport.net

Tuy nhiên, hợp tác nănglượng vẫn là tâm điểm chương trình nghị sự của ông Putin, và thực sự làđộng lực thúc đẩy mối quan hệ phức tạp Nga - Trung. Một thỏa thuận vềkhí đốt sẽ có tác động lớn, nhưng Nga đặt nhiều mong chờ hơn nữa vàochuyến công du của vị Thủ tướng, kể từ khi học giả hàng đầu tại Moscowvề đối thoại năng lượng với Trung Quốc, giáo sư Igor Tomberg, gần đâyviết: "Bán nguyên liệu thô không có gì để làm với quan hệ đối tácchiến lược".

Ông chỉ ra rằng, cáccông ty năng lượng của Nga tới nay chỉ có thể tiến vào thị trường Trung Quốc"rời rạc và rất chậm chạp". Đưa ra một đề xuất "dũng cảm", Tomberg bóng giórằng, Moscow có thể linh hoạt về giá khí đốt cung cấp để tiếp cận thị trườngnội địa Trung Quốc. Ông thừa nhận "đây là sứ mệnh to lớn không chỉ vềchính trị mà còn về kỹ thuật" đồng thời đòi hỏi"sự hài hòa trong lợi ích giữa hai quốc gia về an ninh năng lượng".

Trong khi đó, quan hệ Nga -Mỹ đang xuất hiện những rạn nứt mới xung quanh việc triển khai hệ thốngphòng thủ tên lửa. Chính quyền Obama mới đây thông báo về việc Mỹ sẽ bố trícác tàu tuần dương trang bị hệ thống Aegis tại bờ biển của Tây Ban Nha. Điềunày theo sát đề xuất triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania,Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ. Hai năm trước, khi quyết định "thiết lập lại" quanhệ với Nga, Tổng thống Mỹ Obama cam kết sẽ xem xét lại kế hoạch tên lửaphòng thủ, và giờ đây, ông lại theo đuổi kế hoạch này với quan điểm hoànthành hệ thống vào năm 2020.

Moscow đã nhanh chóng phảnứng. Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố lên án thỏa thuận với Tây Ban Nha và đedọa ngừng mọi hợp tác với Mỹ. Họ cáo buộc động thái của Mỹ với Tây Ban Nhalà "không thảo luận tập thể". Vấn đề phòng thủ tên lửa đã ngày càng trở nênlớn hơn sau tranh cãi giữa Nga và phương Tây. Mỹ đang đưa Nhật Bản và HànQuốc vào hệ thống lá chắn tên lửa. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)thì chính thức mời New Delhi (đầu tháng 9) trở thành một "đối tác" trongchương trình tên lửa đạn đạo.

Theo giới phân tích, TrungQuốc có thể gia tăng sự "đồng cảm" với Nga về lá chắn tên lửa. Khi việc táilập quan hệ Mỹ - Nga mới ở giai đoạn "chập chững" và các cuộc thương thảo vềlá chắn tên lửa bắt đầu nóng lên, rất có thể Moscow và Bắc Kinh thấy sự cầnthiết có phản ứng chính trị thích hợp trước một thách thức chung.

Hơn thế nữa, mối quan tâm anninh "chồng lấn" của Nga và Trung Quốc gần như trùng hợp với động thái gầnđây của chính quyền Obama về việc làm sống lại chiến lược "Trung Á lớn hơn".Washington giờ đây gọi đó là dự án "Con đường Tơ lụa" và mở rộng phạm vi baogồm các đồng minh châu Âu của Mỹ bằng cách liên kết nó với sự ổn định củaAfghanistan, nơi NATO đóng vai trò chủ chốt. Dự án "Con đường Tơ lụa" cóđịnh hướng tương tự với chiến lược "Trung Á lớn hơn" của cựu Tổng thốngGeorge W.Bush - để hạn chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại Trung Á.Thoạt nhìn, cả Moscow và Bắc Kinh sẽ gặp khó khi đối phó với dự án của Obamakể từ khi dự án được châu Âu ủng hộ và có vẻ liên quan tới sự ổn định củaAfghanistan.

Washington hy vọng xây dựngsự đồng thuận quốc tế có lợi cho dự án tại hội nghị về Afghanistan sắp tớidự kiến diễn ra ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/11.

Trong khi đó, ngày càng cónhiều dấu hiệu cho thấy Uzbekistan sẵn sàng "nghênh đón" NATO trong chươngtrình nghị sự mở rộng ảnh hưởng của khối này tại Trung Á. Mỹ đã sẵn sàngthiết lập hợp tác quân sự rộng lớn với Uzbekistan, kể cả cung cấp vũ khí.Những động thái này cộng với sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tạiAfghanistan đang là thách thức với các lợi ích khu vực của cả Nga và TrungQuốc.

Moscow cảm thấy cần có mộtchiến lược đối phó khả thi. Đề xuất của Putin gần đây nhằm hình thành "Liênminh Á - Âu" có thể minh chứng điều đó. Ông Putin ước đoán rằng, cuối cùngnhững gì có thể ngăn chặn phương Tây tiếp cận Trung Á - sân sau của Nga làmở rộng không gian kinh tế chung của Nga với Kazakhstan và Belarus.

Trung Quốc cho tới thờiđiểm này vẫn "lảng tránh" một cách lịch sự về ý tưởng của Putin. Tuy nhiên,một tờ báo chính thống của Trung Quốc gần đây nhận định khá thận trọng:"Sự hồi sinh của Nga là không thể ngăn cản và mối quan hệ của họ với TrungQuốc sẽ phức tạp hơn. Bắc Kinh cần thích ứng hơn với lộ trình phát triển củaPutin và duy trì chiến lược cũng như quan hệ đối tác hợp tác giữa Trung Quốcvà Nga nên là mục tiêu cơ bản trong chính sách Nga của Trung Quốc".

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.