Sau Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình sẽ triệt hạ "Đại nội tổng quản"?

Sau khi Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”, truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đều đặt câu hỏi “liệu Chu đã phải là con hổ lớn cuối cùng hay chưa” ?

Sau khi Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa”, truyền thông Trung Quốc cũng như quốc tế đều đặt câu hỏi “liệu Chu đã phải là con hổ lớn cuối cùng hay chưa” ?
 
 
Tuy rằng Chu Vĩnh Khang nắm quyền cao chức trọng, nhưng nếu muốn tự tung tự tác trong ngành dầu khí, an ninh và cả tỉnh Tứ Xuyên, thì sau lưng không thể không có “ô dù”. Tờ Mingpao (Hongkong) đặt ra nghi vấn, “tượng đài” chống lưng cho Chu chính là cựu Tổ trưởng Tổ điều phối công tác Hongkong - Macau, nguyên Phó chủ tịch nước CHND Trung Hoa, người được nhắc tới với biệt danh “đại nội tổng quản” - Tăng Khánh Hồng.
Tăng Khánh Hồng, 75 tuổi, có xuất thân giống như Chu Vĩnh Khang. Hai người đều từng công tác hơn 30 năm trong ngành dầu khí, và đều được cựu Bộ trưởng dầu khí – năng lượng Trương Đường Khắc đề bạt, sau đó thăng tiến nhanh chóng trở thành chưởng môn của “bang dầu khí”. Thậm chí Tăng còn được xưng tụng là “đầu rồng” hậu thuẫn cho “bang dầu khí”.

Giang Trạch Dân với Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham (trái) và Tăng Khánh Hồng (phải)


Chu Vĩnh Khang “ngã ngựa” cũng chính là thời điểm cơn địa chấn xảy đến với “bang dầu khí”. Mingpao tiết lộ tới nay đã có hơn 120 quan chức cấp sở trở lên bị điều tra. Trong đó không ít người từng có quan hệ “qua lại” với Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang.

“Đầu rồng” của “bang dầu khí”

Có thể  nói số mệnh của Tăng và Chu gắn bó chặt chẽ với nhau, cả hai đều là những người thân cận dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân. Khi đó Tăng là Ủy viên Bộ chính trị kiêm “đại nội tổng quản”, còn Chu chính là “trùm an ninh” được đích thân chủ tịch Giang chỉ định. Tăng Khánh Hồng được cho là đã dựa vào thân phận “Thái tử đỏ” (chỉ tầng lớp con cháu các lãnh đạo cao cấp) và mối quan hệ mật thiết với ông Giang để đề bạt hàng tá quan chức trong ngành dầu khí.

Dĩ nhiên, Chu Vĩnh Khang biết phải “có qua có lại” đối với Tăng Khánh Hồng. Năm 2003, sau khi Tăng tiếp nhận vai trò quản lý sự vụ Hongkong thì lập tức đề bạt nhiều thân tín, bao gồm cả em ruột Tăng Khánh Hoài vào vị trí đặc phái viên Bộ văn hóa tại Hongkong. Tuy nhiên Chu Vĩnh Khang khi đó là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương đảng TQ (CCDI) thì chỉ “mắt nhắm mắt mở”, không hề có chút hành động nào.

Sự vắng mặt bất thường

Theo Mingpao, ngày 9/7/2014, hơn 200 nhân vật là con cháu các nguyên lão cách mạng của Trung Quốc đã tổ chức hoạt động tại Lễ đường chính hiệp (Bắc Kinh). Thành phần tham gia gồm hậu duệ của Chu Đức, Lâm Bưu, Trần Nghị, Lưu Bá Thừa, Từ Hải Đông… Mingpao chỉ ra rằng, hậu duệ của nguyên lão cách mạng Tăng Sơn - cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng không xuất hiện tại cuộc “họp mặt” lần này.

Mingpao trích lời một nguồn tin tiết lộ rằng nhân vật số hai dưới thời chủ tịch Giang Trạch Dân - ông Tăng Khánh Hồng đã bị quản thúc tại Thiên Tân để phục vụ điều tra.

Trái ngược với sự “mất tích” của Tăng Khánh Hồng thì hậu duệ của một nguyên lão cách mạng khác - Diệp Kiếm Anh lại xuất hiện công khai trước truyền thông với mật độ dày đặc. Năm 2012, sau khi “sự biến Trùng Khánh” của Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bại lộ, con trai ông Diệp Kiếm Anh là Diệp Tuyển Ninh chính là người đầu tiên gửi thư lên Trung ương yêu cầu Bạc Hy Lai từ chức.

Theo Soha


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.