Sự đối lập trong chiến lược hàng hải Trung Quốc

Hai sự việc gần đây liên quan tới chiến lược hàng hải của Trung Quốc đã nhấn mạnh tính chất phức tạp từ sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong thế kỷ 21.

Hai sự việc gần đây liênquan tới chiến lược hàng hải của Trung Quốc đã nhấn mạnh tính chất phức tạptừ sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong thế kỷ 21.


Câu chuyện thứ nhất, nói vềsự kiềm chế của Trung Quốc, là việc Bắc Kinh từ chối tiếp nhận các hoạt độngở cảng biển Gwandar thuộc Baluchistan, Pakistan. Đây là lời đề nghị mà Bộtrưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar đưa ra khi ông trở về sau mộtchuyến thăm Trung Quốc cùng với Thủ tướng Yousaf Reza.

Lời từ chối của Bắc Kinhkhiến tất cả mọi người ngạc nhiên. Sau mọi thứ, Bắc Kinh đã đầu tư khoảng200 triệu USD để xây dựng cảng này. Đây là một vị trí chiến lược, là thànhphần quan trọng của chiến lược hải quân Trung Quốc mang tên “Chuỗi hạttrai”.

Như đã từng lập luận, việc mởrộng ngoại giao hàng hải của Trung Quốc cơ bản bắt nguồn từ tính cấp thiếtphải đảm bảo sự tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng để đảm bảo cho sự tăngtrưởng kinh tế nhanh chóng của nước này. Tác giả Robert Kaplan cũng đã cóquan điểm tương tự.

Sự đối lập trong chiến lược hàng hải Trung Quốc

Tàu hải giám Trung Quốc đã quấy nhiễu và gây thiệt hại với tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam Ảnh: peopledaily

Bất ngờ là, trong khiTrung Quốc thể hiện sự kiềm chế tham vọng tại Pakistan, thì lại gia tăngsự gây hấn, quả quyết ở Biển Đông. Biển Đông từ lâu là nơi phát sinhcăng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng Đông Nam Á. Trung Quốc vàbốn nước Đông Nam Á đều đưa ra tuyên bố chủ quyền với vùng biển này. Vấnđề chủ quyền ở Biển Đông không đơn thuần là niềm tự hào hay kiêu hãnh,mà còn là những lợi ích kinh tế quan trọng do trữ lượng dầu khí khổnglồ, nguồn lợi cá ở vùng biển này.

Vụ việc mới nhất xảy ra ởBiển Đông bắt đầu từ thứ Năm trước, khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu và gâythiệt hại (cắt cáp dầu khí) cho tàu thăm dò địa chấn thuộc Petro Việt Namkhi tàu này tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hảilý của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam lậptức kiên quyết phản đối vụ việc này trong khi Trung Quốc giữ yên lặng chotới sáng thứ Bảy khi người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bênhvực hành động của các tàu hải giảm. Bà Khương Du nói: "Những gì mà các cơquan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thiluật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán củaTrung Quốc”, và thậm chí còn cảnh báo Việt Nam tránh gây ra những rắc rốimới.

Trong khi đó, Philippines,nước có tranh cãi chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông cũng phản ứng mạnhmẽ, thậm chí còn triệu tập đại diện sứ quán Trung Quốc ở Manila để đề cậptới những hành động của tàu thuyền Trung Quốc ở vùng biển mà Manila tuyên bốchủ quyền.

Những tranh cãi mới ở BiểnĐông xảy ra vào lúc đại biểu các nước chuẩn bị tham dự Đối thoại Shangri-La– một hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á tại Singapore. Bộ trưởng Quốcphòng Mỹ Robert Gates sẽ tham dự hội nghị và đây cũng là chuyến công du nướcngoài cuối cùng của ông trước khi rời nhiệm sở. Cả ông Gates và người đồngcấp Trung Quốc Lương Quang Liệt đều tham dự hội nghị. Trước đó, Chỉ huy BộTư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard đã không ngại ngần bày tỏ,ông “lo lắng” về cách hành xử gần đây của Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự gây hấn củaTrung Quốc ở Biển Đông sẽ không leo thang trở thành một cuộc xung đột toàndiện. Cách hành xử của Bắc Kinh ở vùng biển này cũng làm phức tạp hóa chiếnlược “chia để trị” mà họ tính toán với ASEAN. Những năm gần đây, Mỹ cũngtiếp cận gần gũi hơn với ASEAN bởi quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc.Ví dụ, tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng, Biển Đông là một lợiích quốc gia của Mỹ đã được ASEAN đánh giá cao. Hơn thế nữa, trong sự thúcgiục của các thành viên nổi bật ở quốc hội, chính quyền của Tổng thống Obamađã quyết định bổ nhiệm Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại ASEAN hồi đầu năm nay.

Theo Thái An
Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.