Thái Lan bế tắc trong cuộc truy bắt kẻ đánh bom Bangkok

Cơ quan điều tra Thái Lan đang thể hiện sự lúng túng và bế tắc trong việc truy bắt kẻ đánh bom Bangkok.

Một phóng viên ảnh từ Hồng Kông có thể phải đối mặt với án tù vì đã mặc áo phòng vệ và mũ bảo hiểm khi đưa tin về vụ nổ bom ở Bangkok hồi tuần trước. Cơ quan điều tra Thái Lan đang thể hiện sự lúng túng và bế tắc trong việc truy bắt kẻ đánh bom Bangkok.

Phóng viên ảnh tên Anthony Kwan Hok-chun, nhân viên của tập đoàn truyền thông Initium có trụ sở tại Hồng Kông bị bắt tại sân bay Suvarnabhumi, Thái Lan hôm Chủ nhật khi đang đón chuyến bay trở về nhà. Phía sân bay đã phát hiện một số vật dụng "phi pháp" trong hành lý của anh này. Điều đáng nói, đó chỉ là đồ bảo hộ mà các nhà báo thường mặc để tự bảo vệ mình khi đi đưa tin về các sự kiện nguy hiểm.

thailandbombing3

Phóng viên Kwan tại buồng tạm giam

thailandbombing4

Áo chống đạn và nón bảo hộ là những trang phục bảo đảm an toàn cho phóng viên tác nghiệp tại các địa điểm nguy hiễm. Tuy nhiên, chúng lại là dụng cụ bất hợp pháp tại Thái Lan

Luật pháp Thái Lan cấm dân thường sở hữu các thiết bị quân sự mà không có giấy phép, dù đó đôi khi chỉ là loại mũ bảo hiểm chuyên dụng. Giới truyền thông nước ngoài đã từng nhiều lần chỉ trích quy định này, đồng thời yêu cầu chính quyền Thái Lan cho phép được mang các thiết bị bảo hộ khi tác nghiệp nhưng hầu như vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền. Vì vậy, đa số nhà báo quốc tế tác nghiệp tại đây quyết định làm ngơ luật cấm này, do lo ngại môi trường chính trị ẩn chứa nhiều hiểm nguy ở nước sở tại.

Hiện, Kwan đang được tại ngoại nhưng vẫn phải bị cảnh sát điều tra và anh ta có thể phải đối mặt với tội mang vũ khí bất hợp pháp với mức án tối đa là ba năm tù.

Rắc rối với giới truyền thông như thế này đang gây nhiều bất lợi cho cảnh sát Thái Lan, đặc biệt là về vấn đề hình ảnh. Gần hai tuần trôi qua kể từ vụ đánh bom chết người tại khu đền thờ nổi tiếng Erawan vào ngày 17 tháng 8, cơ quan chức năng vẫn liên tục đưa ra những thông tin mâu thuẫn nhau và chưa cho thấy nhiều tiến triển trong việc truy bắt thủ phạm.

mauthuan

Cơ quan điều tra Thái Lan đưa nhiều thông tin mâu thuẫn nhau, như mô tả nghi can số một là "người đàn ông ngoại quốc, nhưng khẳng định không có sự liên quan của các thế lực quốc tế trong vụ đánh bom.

Trước đó không lâu, đội trưởng đội cảnh sát quốc gia Thái Lan cho biết việc tìm kiếm nghi phạm đánh bom đang gặp trở ngại vì 15 trong số 20 chiếc camera giám sát đã bị hư hỏng, 5 chiếc còn lại thì cho ra những hình ảnh kém chất lượng, không phản ánh rõ ràng vụ việc. Phía cảnh sát đã phải mất rất nhiều thời gian và cả “trí tưởng tượng” của mình để liên kết các manh mối, nhằm xác định ra các nghi phạm chính trong vụ đánh bom. Nhiều ngày trôi qua nhưng thông tin về kẻ đã gây ra vụ nổ bom kinh hoàng nhất trong lịch sử Thái Lan vẫn nhỏ giọt.

thailandbombing1

Những hình ảnh kém chất lượng về tên nghi phạm lấy từ camera giám sát đã gây không ít khó khăn cho cơ quan điều tra

Uy tín của cơ quan điều tra còn bị đe dọa hơn, khi phía cảnh sát và các chính trị gia liên tục đưa những thông tin trái ngược nhau trong thời điểm nước sôi lửa bỏng. Chính cảnh sát trưởng đội cảnh sát quốc gia Thái Lan Somyot Poompanmoung thừa nhận ngoài việc hỏng gần hết các camera, chính quyền cũng đang thiếu các thiết bị công nghệ hiện đại để làm rõ những đầu mối hình ảnh "mờ ảo" về nghi phạm chính, qua các camera giám sát hoạt động được. Ngược lại, một cố vấn của Thống đốc Bangkok lại cho biết có 107 camera an ninh xung quanh hiện trường, trong đó có 4 cái bị vỡ vào đúng ngày 17 tháng 8 nhưng sau đó đã kịp thời được sửa chữa. Trong số các camera lỗi, chỉ có một cái ghi lại được hành trình của kẻ thủ ác.

betac

Cuộc điều tra hung thủ đánh bom gây nên cái chết của 20 người đang đi vào bế tắc? Trong ảnh: Cảnh sát trưởng Somyot Poompanmoung, người chỉ huy cuộc điều tra.

Tuy nhiên, từ những đoạn ghi hình thu được từ các camera giám sát, cảnh sát đã phát hiện thêm những dấu hiệu khả nghi trong vụ đánh bom này, điển hình là chiếc xe tuk tuk chở nghi phạm đến đền thờ và chiếc xe ôm đưa nghi phạm ra khỏi đền thờ. Sau nhiều ngày tìm kiếm, tài xế xe ôm, người được cho là đã chở kẻ đánh bom ra khỏi đền Erawan, đã đến trình diện tại Cục Cảnh sát hôm thứ Ba tuần này. Anh ta khai rằng các nghi phạm đã nói chuyện với anh ta bằng tiếng Thái nhưng theo giọng của người nước ngoài. Các mô tả của người tài xế này khá trùng hợp với những công bố của cảnh sát trong tuần trước.

thailandbombing5

Chiếc xe tuk tuk chở nghi phạm đến nơi gây án

Và chiếc xe ôm đưa nghi phạm đi khỏi hiện trường trước khi vụ nổ diễn ra ít phút

Người tài xế cũng không biết rằng cảnh sát đang truy tìm anh ta cho đến khi nhận được cuộc gọi của chị gái và anh ta lập tức đến Cục Cảnh sát, đồng thời yêu cầu được giữ bí mật danh tính vì sự an toàn.

Theo Bích Trâm/ Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.