Thủ tướng Thái Lan hứng chịu “hai mũi giáp công”

Người biểu tình chống chính phủ quyết tâm lật đổ Thủ tướng tạm quyền Yingluck và chuyển sang bao vây văn phòng tạm thời của bà ở Bangkok.

Người biểu tình chống chính phủ quyết tâm lật đổ Thủ tướng tạm quyền Yingluck và chuyển sang bao vây văn phòng tạm thời của bà ở Bangkok.
 


Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trước nguy cơ bị luận tội.

 
Tin tức báo chí Thái Lan cho hay sau khi 5 người thiệt mạng trong cuộc  đấu súng ở thủ đô Bangkok, Thủ tướng tạm quyền Yingluck đã bị cơ quan chống tham nhũng nhà nước cáo buộc  xử lý sai chương trình hỗ trợ lúa gạo vô cùng tốn kém. Hiện thời, bà Yingluck có nguy cơ bị luận tội và mất chức.
 
Khi Yingluck Shinawatra được bầu làm nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan trong năm 2011, người ta hy vọng bà sẽ hàn gắn Vương  quốc Thái Lan vốn bị chia rẽ sâu sắc . Nhưng trong  hai năm rưỡi cầm quyền của bà Yingluck,  xã hội Thái Lan đầy biến động .
 
Trong 3 tháng qua, cảnh sát Thái Lan đã rất kiềm chế để tránh đối đầu bạo lực , nhưng  ngày 18/2, một đường phố ở  Bangkok đã biến thành chiến trường.
 
Các nhà chức trách muốn giải tỏa  các công sở bị  người biểu tình bao vây . Nhưng  Tòa nhà Chính phủ vẫn bị phong tỏa. Các cuộc đụng độ bạo lực đã nổ ra và làm ít nhất4 người thiệt mạng  và hơn 60 người khác bị thương.
 
Một người biểu tình tên là Kanyarat Supaiboonwattana nói: “Những gì đã xảy ra vào ngày Thứ Ba (18/2) là dấu hiệu cho thấy chính phủ Yingluck không còn hợp pháp để lãnh đạo đất nước , bởi vì nhiều người đã chết”.
 
Bất chấp đổ máu,  những người biểu tình vẫn quyết tâm lật đổ chính phủ tạm quyền của bà Yingluck . Họ đã chuyển sang bao vậy văn phòng tạm thời của Thủ tướng Yingluck, nhưng bà này không có ở đó.
 
Những ngày bạo lực vừa qua đã gia tăng áp lực luận tội Thủ tướng tạm quyền  Yingluck Shinawatra và nhằm chấm dứt nhiều tháng bế tắc đã cướp đi sinh mạng của 15 người.
 
Nữ Thủ tướng Yingluck hiện đang hứng chịu hai mũi giáp công. Một cơ quan chống tham nhũng đã đệ đơn cáo buộc chống lại bà và chính sách trợ cấp gạo đã thúc đẩy phong trào phản đối của phe đối lập, trong khi  một số  nông dân cũng bắt đầu tỏ ra bất mãn với chính phủ hiện hành vì không được trả tiền trợ cấp.
 
Tuy nhiên, đa số nông dân Thái Lan  không muốn tham gia các cuộc biểu tình . Nếu thủ tướng dân cử của họ là buộc phải từ chức , hàng triệu người “áo đỏ” ủng hộ bà Yingluck sẽ nổi dậy.
 
Virot Aree , nhà khoa học chính trị tại Đại học Thammasat nói: “Tại thời điểm này, chính phủ hiện hành vẫn còn kiềm chế được phe ‘áo đỏ’ ở  mức độ nhất định. Nhưng một khi chính phủ của họ không còn nữa  và họ thấy rằng những gì  xảy ra ở Bangkok là bất công, phong trào phản kháng của những người ‘áo đỏ’ sẽ bùng phát”.
 
Và như vậy, đất nước Thái Lan vẫn đứng trước nguy cơ bất ổn hơn nữa, trái với mong muốn của những người biểu tình muốn lật đổ chính phủ hiện hành bằng phương pháp phi dân chủ.
 
Theo Minh Đức (Đời Sống & Pháp Luật)


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.