Tranh chấp biển Đông: “Cây gậy và củ cà rốt”
Philippines cũng thừa hiểu rằng Trung Quốc sẽ từ chối đệ trình tuyên bố "chủ quyền không tranh cãi" lên bất kỳ cơ quan hòa giải quốc tế nào.
Philippines cũng thừa hiểu rằng Trung Quốc sẽ từ chối đệ trình tuyên bố "chủ quyền không tranh cãi" lên bất kỳ cơ quan hòa giải quốc tế nào.
Củ cà rốt và cây gậy
Chính quyền Aquino đã triển khai chiến lược đôi khi có thể coi là trái ngược nhau bằng cách khuyến khích cả sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực trong khi đồng thời cố gắng xoa dịu Trung Quốc thông qua các đề nghị đàm phán ngoai giao.
Chiến lược này được xác định dựa trên giả định rằng một sự kết hợp tinh tế giữa răn đe và ngoại giao sẽ giúp trung lập hóa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bành trướng của Trung Quốc.
Thế nhưng, Manila đã không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang lên cao, sự quả quyết "bảo vệ" "lãnh thổ" và chủ nghĩa bành trướng hải quân quyết liệt của Trung Quốc.
Ngược với kỳ vọng của Philippines, sự phụ thuộc kinh tế lớn hơn với Đông Nam Á hay sự chuyển giao lãnh đạo từ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình đều không giúp làm dịu sự hiếu chiến trong các vấn đề lãnh thổ của Bắc Kinh.
Manila cũng đã thất bại trong việc phán đoán tâm lý của Trung Quốc đối với mối quan hệ quân sự ngày càng nồng ấm giữa Mỹ và các đồng minh khu vực và các đối tác chiến lược như Philippines. Sự hợp tác và các cuộc tọa đàm đôi khi có phần quyết liệt từ Washington về tự do hàng hải trên Biển Đông đã gián tiếp làm các quốc gia khác thêm dũng cảm hơn trong việc đẩy mạnh các tuyên bố chống Trung Quốc.
Chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bày tỏ sự phán đối của Mỹ với bất kỳ "hành động đơn phương nào nhằm cản trợ sự quản lý của Nhật Bản" đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Philippines đã đưa các tuyên bố Biển Đông chống lại Trung Quốc của mình lên tòa án LHQ. Trước đó, Luật Biển mới của Việt Nam đã có hiệu lực, cùng với nhiều điều khác, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của luật quốc tế trong việc quyết định các tranh chấp lãnh thổ.
Philippines cũng thừa hiểu rằng Trung Quốc sẽ từ chối đệ trình tuyên bố "chủ quyền không tranh cãi" lên bất kỳ cơ quan hòa giải quốc tế nào. Trên thực tế, không có gì đảm bảo rằng tòa án quốc tế theo Công ước Luật Biển LHQ (UNCLOS) sẽ dẫn đến một sự giải quyết triệt để các tranh chấp trong hoàn cảnh hiện nay.
Như vậy, quyết định quốc tế hóa tranh chấp có thể coi là động thái gây thêm áp lực lên Bắc Kinh bằng cách nhấn mạnh với cộng đồng quốc tế đặc điểm đơn phương và khiêu khích trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, kể cả bản đồ "đường chín đoạn" bao gồm gần như toàn bộ các đảo và bãi đá tại các khu vực tranh chấp.
Bên cạnh một loạt các nghị sĩ nghị viện châu Âu, các quan chức cấp cao Mỹ như tân Ngoại trưởng John Kerry đã bày tỏ ủng hộ quyết định giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế của Philippines.
Cây gậy khác trong chiến lược mới của Manila là tăng cường quân sự. Năm 2012, Aquino bổ sung thêm 1,8 tỷ USD chi tiêu quốc phòng, chủ yếu để trang bị lại cho các lực lượng vũ trang thông qua mua sắm 10 máy bay tấn công, 2 máy bay hải quân, 2 máy bay hạng nhẹ, một tàu khu trục và các trong thiết bị bảo vệ không quân. Chính phủ của ông cũng đã gia hạn Luật Hiện đại hóa Lực lượng vũ trang Philippines, cam kết gia hạn thêm 15 năm đầu tư liên tục cho các năng lực quân sự của nước này.
Theo hướng đó, Philippines sắp sắm thêm máy 12 máy bay FA-50 từ Hàn Quốc, 3 máy bay AW109, 2 máy bay chống tàu ngầm, tàu tuần tra USCGC Dallas của Mỹ và có thể cả hệ thống tên lửa chống hạm Harpoon cho các tàu BRP Del Pilar và BRP Alcaraz.
Nhật Bản và Mỹ cũng ủng hộ nỗ lực "phát triển năng lực răn đe tối thiểu" đối với Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chuẩn bị phê chuẩn gói viện trợ quân sự lớn đầu tiên trong lịch sử gần đây của nước này, với Philippines được dự đoán là người hưởng lợi nhiều nhất. Trong năm tới, cảnh sát biển Philippines sẽ nhập mới các tàu phản ứng đa năng 40m thông qua chương trình hỗ trợ cho vay ưu đãi.
Ngoài việc tăng gấp ba gói viện trợ quân sự sang Philippines trong năm 2012, Mỹ cũng đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở nước này thông qua các chuyến thăm thường xuyên hơn của các tàu chiến trong những năm tới theo kế hoạch dịch chuyển trọng tâm về châu Á đã được công bố trước đó.
Khi Brunei nhận chức chủ tịch ASEAN, chiến lược của Philippines là sử dụng các cây gậy mới để thuyết phục Trung Quốc nhận củ cà rốt là cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương, đặc biệt là việc chấp nhận bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý cho Biển Đông.
Tuy nhiên, nhìn vào phản ứng quyết liệt của Trung Quốc đối với việc Philippines kêu gọi trọng tài LHQ trong tranh chấp, cũng rất có nguy cơ Bắc Kinh sẽ coi chiến lược hai hướng mới này của Manila là cây gậy hơn là củ cà rốt và sẽ phản ứng với các biện pháp cứng rắn và thù địch hơn.
Theo Tuần Việt Nam/atimes