- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Triều Tiên liên tiếp "tung đòn", Hàn Quốc đáp trả
Tức giận trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng hôm qua (8/3) đã liên tiếp “tung đòn” tấn công Hàn Quốc. Được sự hậu thuẫn của các cường quốc, Hàn Quốc cũng lạnh lùng đáp trả bằng lời đe dọa sắc lạnh nhất từ trước đến nay.
Tức
giận trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một loạt biện
pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên, giới lãnh đạo ở Bình Nhưỡng hôm
qua (8/3) đã liên tiếp “tung đòn” tấn công Hàn Quốc. Được sự hậu thuẫn
của các cường quốc, Hàn Quốc cũng lạnh lùng đáp trả bằng lời đe dọa sắc
lạnh nhất từ trước đến nay.
Triều Tiên liên tiếp “tung đòn”
Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố cắt đứt đường dây nóng khẩn cấp với Seoul, đồng thời hủy bỏ các thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau mà Triều Tiên đã ký kết với Hàn Quốc trước đây. Đây là động thái thể hiện sự tức giận cao độ trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 7/3, thông qua một nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này hồi tháng 2.
"Triều Tiên hủy bỏ tất cả những thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau đã được ký kết giữa hai miền Bắc và Nam”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên của CHDCND Triều Tiên (CPRK) đã tuyên bố như vậy trong một tuyên bố được đăng tải trên hãng thông tấn chính thức KCNA.
"Triều Tiên cũng sẽ đóng lại kênh liên lạc quân sự Panmunjom giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”, CPRK cho biết thêm. Đường dây nóng này đã được thiết lập tại một ngôi làng đình chiến chia cắt giữa hai miền Triều Tiên. Nó từng bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian kéo dài gần 10 tháng từ năm 2008 đến 2009.
Triều Tiên liên tiếp “tung đòn”
Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố cắt đứt đường dây nóng khẩn cấp với Seoul, đồng thời hủy bỏ các thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau mà Triều Tiên đã ký kết với Hàn Quốc trước đây. Đây là động thái thể hiện sự tức giận cao độ trước việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 7/3, thông qua một nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân mới nhất của nước này hồi tháng 2.
"Triều Tiên hủy bỏ tất cả những thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau đã được ký kết giữa hai miền Bắc và Nam”, Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên của CHDCND Triều Tiên (CPRK) đã tuyên bố như vậy trong một tuyên bố được đăng tải trên hãng thông tấn chính thức KCNA.
"Triều Tiên cũng sẽ đóng lại kênh liên lạc quân sự Panmunjom giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”, CPRK cho biết thêm. Đường dây nóng này đã được thiết lập tại một ngôi làng đình chiến chia cắt giữa hai miền Triều Tiên. Nó từng bị tạm ngừng hoạt động trong thời gian kéo dài gần 10 tháng từ năm 2008 đến 2009.
Chủ tịch Kim Jong Un thị sát đơn vị quân đội ở tiền tuyến. |
Cáo buộc Hàn Quốc và Mỹ làm leo thang căng thẳng
trong khu vực và kích động một cuộc chiến tranh chống Triều Tiên. Tuyên
bố của CPRK cho rằng, “tình huống nguy hiểm đang thắng thế trên bán đảo
Triều Tiên và một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể bùng nổ ngay lúc
này”.
Cùng với những động thái quyết liệt trên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên - ông Kim Jong Un còn thực hiện một chuyến thị sát đến các đơn vị quân đội ở khu vực tiền tuyến ngay sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết mới. Các nguồn tin từ Tiều Tiên cho biết, ông Kim Jong Un đã thăm các đơn vị quân đội ở đảo Jangjae và đảo Mu. Đây là hai hòn đảo nằm sát khu vực biên giới với Hàn Quốc.
Một loạt bước đi cứng rắn khác thường của Bình Nhưỡng ngày hôm qua diễn ra đúng hai ngày sau khi Chỉ huy quân sự tối cao của Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến mà nước này đã ký kết với Mỹ và Hàn Quốc, nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Đây là động thái nhằm đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn dự kiến sẽ được khởi động vào ngày 11/3 tới.
Hai miền Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang có chiến tranh với nhau, bởi họ vẫn chưa ký kết được một hiệp định hòa bình để chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh cách đây hơn 60 năm.
Chủ tịch Kim Jong Un hôm 7/3 tuyên bố, Bình Nhưỡng sẵn sàng chiến đấu trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Chưa hết, Triều Tiên còn cảnh báo sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ để đáp trả cái mà họ gọi là chính sách thù địch của cường quốc số 1 thế giới nhằm vào họ.
Trong số những lời đe dọa mà Triều Tiên đưa ra mấy ngày hôm qua, lời đe dọa tấn công phủ đầu hạt nhân nhằm vào Mỹ có thể trống rỗng nhưng với Hàn Quốc, nước này thực sự phải đối mặt với nguy cơ từ tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên. Ngoài ra, Nhật Bản cũng nên lo ngại bởi nước này cũng nằm trọn trong tầm bắn của các tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên.
Chỉ trên những con số đơn thuần, quân đội Triều Tiên dường như đã đáng sợ hơn rất nhiều so với quân đội Hàn Quốc. Quân đội Triều Tiên với 1,2 triệu quân nhân rõ ràng là lớn hơn nhiều so với con số 640.000 quân nhân Hàn Quốc.
Hàn Quốc lạnh lùng đáp trả
Trong một phản ứng được xem mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua đã lên tiếng cảnh báo, chính phủ CHDCND Triều Tiên “sẽ biến mất khỏi trái đất” nếu nước này dám phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc.
"Tôi đang nói điều này với các bạn với tư cách là một thành viên của loài người: Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân thì chính quyền của ông Kim Jong Un sẽ biến mất khỏi trái đất theo nguyện vọng của loài người”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc - ông Kim Min-seok đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy trước các phóng viên.
Hàn Quốc hiện tại đang tăng cường các hoạt động bảo vệ và giám sát khu vực biên giới. Theo phát ngôn viên Kim Min-seok, Seoul sẵn sàng “trả đũa ngay lập tức” nếu bị tấn công.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc - ông Kim Byung-kwan cam kết sẽ “củng cố đáng kể” khả năng của lực lượng quân đội nước này trong việc ngăn chặn các mối đe dọa an ninh.
Gần đây, quân đội Hàn Quốc đã thông báo kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa và thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình với mục tiêu nhằm để “đáp trả” Triều Tiên và “giới lãnh đạo chỉ huy” của nước này trong trường hợp Seoul bị tấn công.
Những lời đe dọa sắc lạnh trên được đưa ngày sau khi Bình Nhưỡng tung ra một loạt “đòn” nhằm vào Seoul như cắt đứt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc, hủy bỏ tất cả các thỏa thuận không xâm lược giữa hai miền...
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang cao độ kể từ ngày 7/3,sau khi các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên. Theo nghị quyết mới, các chuyến hàng ra vào Triều Tiên bằng đường biển và đường không sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn với mục đích là để ngăn chặn không cho Bình Nhưỡng nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất vũ khí hạt nhân.
Cùng với những động thái quyết liệt trên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên - ông Kim Jong Un còn thực hiện một chuyến thị sát đến các đơn vị quân đội ở khu vực tiền tuyến ngay sau khi Liên Hợp Quốc đưa ra nghị quyết mới. Các nguồn tin từ Tiều Tiên cho biết, ông Kim Jong Un đã thăm các đơn vị quân đội ở đảo Jangjae và đảo Mu. Đây là hai hòn đảo nằm sát khu vực biên giới với Hàn Quốc.
Một loạt bước đi cứng rắn khác thường của Bình Nhưỡng ngày hôm qua diễn ra đúng hai ngày sau khi Chỉ huy quân sự tối cao của Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến mà nước này đã ký kết với Mỹ và Hàn Quốc, nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Đây là động thái nhằm đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn dự kiến sẽ được khởi động vào ngày 11/3 tới.
Hai miền Triều Tiên về mặt lý thuyết vẫn đang có chiến tranh với nhau, bởi họ vẫn chưa ký kết được một hiệp định hòa bình để chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh cách đây hơn 60 năm.
Chủ tịch Kim Jong Un hôm 7/3 tuyên bố, Bình Nhưỡng sẵn sàng chiến đấu trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Chưa hết, Triều Tiên còn cảnh báo sẽ tấn công hạt nhân phủ đầu Mỹ để đáp trả cái mà họ gọi là chính sách thù địch của cường quốc số 1 thế giới nhằm vào họ.
Trong số những lời đe dọa mà Triều Tiên đưa ra mấy ngày hôm qua, lời đe dọa tấn công phủ đầu hạt nhân nhằm vào Mỹ có thể trống rỗng nhưng với Hàn Quốc, nước này thực sự phải đối mặt với nguy cơ từ tên lửa và đạn pháo của Triều Tiên. Ngoài ra, Nhật Bản cũng nên lo ngại bởi nước này cũng nằm trọn trong tầm bắn của các tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Triều Tiên.
Chỉ trên những con số đơn thuần, quân đội Triều Tiên dường như đã đáng sợ hơn rất nhiều so với quân đội Hàn Quốc. Quân đội Triều Tiên với 1,2 triệu quân nhân rõ ràng là lớn hơn nhiều so với con số 640.000 quân nhân Hàn Quốc.
Hàn Quốc lạnh lùng đáp trả
Trong một phản ứng được xem mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua đã lên tiếng cảnh báo, chính phủ CHDCND Triều Tiên “sẽ biến mất khỏi trái đất” nếu nước này dám phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc.
"Tôi đang nói điều này với các bạn với tư cách là một thành viên của loài người: Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân thì chính quyền của ông Kim Jong Un sẽ biến mất khỏi trái đất theo nguyện vọng của loài người”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc - ông Kim Min-seok đã tuyên bố đầy cứng rắn như vậy trước các phóng viên.
Hàn Quốc hiện tại đang tăng cường các hoạt động bảo vệ và giám sát khu vực biên giới. Theo phát ngôn viên Kim Min-seok, Seoul sẵn sàng “trả đũa ngay lập tức” nếu bị tấn công.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc - ông Kim Byung-kwan cam kết sẽ “củng cố đáng kể” khả năng của lực lượng quân đội nước này trong việc ngăn chặn các mối đe dọa an ninh.
Gần đây, quân đội Hàn Quốc đã thông báo kế hoạch phát triển tên lửa tầm xa và thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình với mục tiêu nhằm để “đáp trả” Triều Tiên và “giới lãnh đạo chỉ huy” của nước này trong trường hợp Seoul bị tấn công.
Những lời đe dọa sắc lạnh trên được đưa ngày sau khi Bình Nhưỡng tung ra một loạt “đòn” nhằm vào Seoul như cắt đứt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc, hủy bỏ tất cả các thỏa thuận không xâm lược giữa hai miền...
Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang cao độ kể từ ngày 7/3,sau khi các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên. Theo nghị quyết mới, các chuyến hàng ra vào Triều Tiên bằng đường biển và đường không sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn với mục đích là để ngăn chặn không cho Bình Nhưỡng nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất vũ khí hạt nhân.
Theo VnMedia
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.