Trung Quốc cử tàu ngư chính đến Trường Sa

Tàu này, mang số hiệu 46012, được đưa xuống để thay thế tàu ngư chính số 301, đến khu vực đảo đá ngầm Vành Khăn và sẽ hoạt động ở đó 50 ngày, trên tàu có 22 người, TTXVN dẫn lại tin của Tân Hoa cho hay.

Báo chí Trung Quốchôm qua cho biết một tàu ngư chính nước này đã rời cảng ở tỉnh Hải Nam lên đườngđi thực hiện nhiệm vụ mà họ gọi là tuần tra ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Tàu này, mang sốhiệu 46012, được đưa xuống để thay thế tàu ngư chính số 301, đến khu vực đảo đángầm Vành Khăn và sẽ hoạt động ở đó 50 ngày, trên tàu có 22 người, TTXVNdẫn lại tin của Tân Hoa cho hay.

Theo hãng tinTrung Quốc, đây là lần đầu tiên ngành cá hải dương tỉnh Hải Nam thực hiện tuầnngư chính ở Trường Sa. Ngư chính là một trong năm lực lượng hành pháp bờ biểncủa Trung Quốc, thuộc dân sự.

Liên quan tới sựkiện này, hãng thông tấn bình luận Trung Quốc tối qua nói việc "tuần tra bảo vệngư chính là cách thể hiện chủ quyền và sự quản lý của Trung Quốc" đối với quầnđảo Trường Sa.

Trung Quốc cử tàu ngư chính đến Trường Sa
Một con tàu ngư chính của Trung Quốc được đưa đến Trường Sa hồi tháng 4 năm nay - hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo .
Ảnh:
China Daily.

Quần đảoTrường Sa trên Biển Đông nằm ở vùng nước bên trong yêu sách 9 đoạn màTrung Quốc mới đưa ra năm 2009 để đòi chủ quyền. Yêu sách này là hoàntoàn không có cơ sở pháp lý và không được các bên liên quan ở Biển Đôngvà quốc tế công nhận.

Quần đảo Trường Sađã được Việt Nam khẳng định chủ quyền trên cơ sở bằng chứng lịch sử và cơ sởpháp lý.

Hồi đầu tháng 4,Trung Quốc đã đưa các tàu ngư chính của họ đến vùng nước gần Trường Sa, điều nàyvi phạm chủ quyền của Việt Nam, và bị Việt Nam phản đối.

"Việc Trung Quốccử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa là vi phạm nghiêmtrọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này", phát ngôn viên ngoại giaoViệt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố hôm 5/4.

Tình hình BiểnĐông trong thời gian gần đây gia tăng căng thẳng do việc các tàu Trung Quốc xâmphạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài việc điều tàu ngư chính đến và ban hành lệnhcấm đánh bắt cá trên vùng nước thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam,Trung Quốc còn cho các tàu hải giám và tàu cá quấy rối hoạt động của tàu ViệtNam ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Philippines trongnhững tháng qua cũng nhiều lần tố cáo tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng nước màManila tuyên bố chủ quyền, quấy rối hoạt động của tàu cá và tàu thăm dò củaPhilippines.

Manila tuần trướccho biết có thể sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF, nhómhọp tại Indonesia giữa tháng này. Mỹ - nước có quyền lợi quốc gia trong việc đảmbảo an ninh hàng hải ở Biển Đông và là đồng minh của Philippines - cho rằng ARFlà cơ hội để giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua phương cách hòa bình.

Theo ThanhMai
 Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.