Trung Quốc - nạn nhân của Mỹ trong cuộc chiến Libya

Thực tế, chiến dịch đó là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát tử huyệt của Trung Quốc.

Cuộc chiến tại Libya đang dần đi tới hồi kết.Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, quyết định của Mỹ cho NATO không kíchLibya không liên quan gì đến điều mà Chính phủ Mỹ gọi là "sứ mệnh bảo vệ dânthường".

Thực tế, chiến dịch đó làmột phần trong kế hoạch lớn hơn của Lầu Năm Góc nhằm kiểm soát tử huyệtcủa Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là nướcnhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Vị trí địa lý củaBắc Phi và phương thức tổ chức của Bộ chỉ huy châu Phi của Mỹ (AFRICOM)cho thấy chiến lược của Mỹ là kiểm soát mọi con đường tiếp cận của TrungQuốc tới các nguồn cung dầu mỏ và nguyên liệu chiến lược nhất ở châu Phivà Trung Đông. Việc một số công ty năng lượng và nhập khẩu nguyên liệuTrung Quốc hoạt động mạnh ở châu Phi là mối lo ngại lớn đối với Mỹ.

Cộng hòa Chad là một vídụ điển hình. Đây là một trong những nước nghèo và bị cô lập nhất ở châuPhi. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Chad vào năm 2006.Tháng 10/2007, công ty dầu mỏ Nhà nước CNPC của Trung Quốc ký hợp đồngxây dựng nhà máy lọc dầu liên doanh với Chính phủ Chad. Năm 2009, hainước bắt đầu xây dựng đường ống dẫn dầu để đưa dầu khai thác được từ mỏdo Trung Quốc kiểm soát ở miền Nam về nhà máy lọc dầu cách đó 300 km.Các tổ chức phi Chính phủ được các nước phương Tây ủng hộ lúc đó bắt đầulên tiếng về tác động môi trường do đường ống dẫn dầu của Trung Quốc gâyra.

Song các tổ chức này lạiim lặng một cách lạ lùng khi công ty Chevron, Mỹ phát hiện ra dầu ở Chadvào năm 2003.

Sudan là một nguồn cungcấp dầu quan trọng cho Trung Quốc kể từ khi hợp tác được thiết lập giữahai nước vào đầu những năm 1990. Từ năm 1998, công ty CNPC xây dựng mộtđường ống dẫn dầu dài 1.500 km từ mỏ ở Nam Sudan đến cảng Sudan nằm bênbờ biển Đỏ và một nhà máy lọc dầu ở gần Khartoum. Đầu năm 2011, dầu mỏcủa Sudan được khai thác từ vùng có xung đột ở miền Nam đáp ứng khoảng10% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc nhập. Sudan trở thành một điểm trọng yếutrong an ninh năng lượng quốc gia của Trung Quốc.

Trung Quốc - nạn nhân của Mỹ trong cuộc chiến Libya
Nguồn lợi dầu mỏ, nguyên nhân của cuộc chiến tranh.

Tháng 7/2011, Nam Sudantuyên bố độc lập và mang theo phần lớn nguồn dầu mỏ. Đây là một kế hoạchđược Mỹ chỉ huy và tài trợ từ khi Chính phủ Bush quyết định đưa kế hoạchđó vào các vấn đề ưu tiên vào năm 2004. Miền Nam ly khai với ¾ sản lượng490.000 thùng một ngày làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của Sudanvì nước này mất đi khoảng 37% thu nhập quốc dân.

Phần dưới lòng đất chạy từ Darfour qua Chad đến Cameroon được đánh giálà một vùng dầu mỏ lớn đến mức có thể biến vùng này thành một SaudiArabia thứ hai. Kiểm soát được Nam Sudan và Chad cũng như Cameroon làviệc có tính sống còn đối với chiến lược của Lầu Năm Góc nhằm triệt hạvề phương diện chiến lược nguồn cung ứng dầu mỏ trong tương lai củaTrung Quốc. Việc tách Nam Sudan khỏi Sudan gần như đồng thời với việclật đổ chế độ Gaddafi là một ưu tiên chiến lược có tầm quan trọng hàngđầu đối với kế hoạch thống trị của Lầu Năm Góc. AFRICOM là lực lượngchính đứng đằng sau chiến dịch tấn công Libya hay sự thay đổi chế độ kínđáo hơn ở Tunisia, Ai Cập và cuộc trưng cầu dân ý về Nam Sudan biến vùngnày thành một nước độc lập.

Cuối năm 2007, PeterPham, cố vấn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ giải thích công khairằng, trong số các mục đích thiết thân nhất của AFRICOM có việc bảo vệđường tiếp cận dầu mỏ và nguồn tài nguyên chiến lược rất phong phú ởchâu Phi, một nhiệm vụ bao gồm bảo đảm giữ được nguồn tài nguyên thiênnhiên đó, đồng thời không cho một bên thứ ba nào như Trung Quốc, Ấn Độhay Nga có được thế độc quyền hay ưu tiên khai thác.

Tóm lại, mục đích thayđổi chế độ ở Libya cũng như toàn bộ kế hoạch của Mỹ đối với Trung Đôngnúp bóng Mùa xuân Arab là làm sao trong thời gian tới kiểm soát được cácmỏ dầu quan trọng nhất hiện nay và phá vỡ chính sách năng lượng của mộtsố nước ở rốn dầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Theo PLXH



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.