Trung Quốc, Nhật Bản “khẩu chiến” về tranh chấp ở biển Hoa Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua chính thức phản đối việc các tàu đánh cá Nhật Bản xuất hiện xung quanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nhưng Tokyo cho rằng hai bên nên thảo luận về vấn đề hợp tác trong khai thác các giếng dầu ở khu vực này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốchôm qua chính thức phản đối việc các tàu đánh cá Nhật Bản xuất hiện xungquanh các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nhưng Tokyo cho rằng hai bên nênthảo luận về vấn đề hợp tác trong khai thác các giếng dầu ở khu vực này.

 Trong tuyên bố đưa ra hômqua, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh yêucầu Nhật Bản “lập tức rút các thuyền đánh cá ra khỏi vùng lãnh hải quanh cáchòn đảo đang tranh chấp ở biển Hoa Đông”.

Trung Quốc, Nhật Bản “khẩu chiến” về tranh chấp ở biển Hoa Đông
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh rằngmọi hoạt động của Nhật trong vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư đều là "bấthợp pháp".

Từ lâu nay, căng thẳng giữahai cường quốc láng giềng này thỉnh thoảng lại bùng lên, do các tranh chấpchủ quyền trên biển Hoa Đông, liên quan đến quần đảo mà Trung Quốc gọi làĐiếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Hôm 3/7, 9 tàu đánh cá của NhậtBản đã hoạt động xung quanh các đảo tranh chấp nói trên và ngay sau đó đãtrở về Okinawa, một hòn đảo nằm ở phía nam Nhật Bản.

Phát biểu của Trung Quốclặp lại lời khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãiđược về nhóm đảo này.

Căng thẳng mới trong tranh chấp chủ quyền trên biển giữa hai nước lạinổi lên vào thời điểm hôm qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumototới Bắc Kinh để thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước lánggiềng châu Á.


Ngoại trưởng Matsumoto nói rằng về mặt lịch sử và cũng về mặt luật quốctế, quần đảo là một phần quan trọng của Nhật Bản và không có vấn đề lãnhthổ nào cần phải giải quyết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima sau đó khẳngđịnh quan chức hai bên đã thảo luận về lãnh thổ bị tranh chấp, nhưng vớilời lẽ tổng quát. Người phát ngôn tỏ ý lạc quan rằng hai bên có thể xúctiến việc thảo luận các hiệp định có tính ràng buộc về pháp lý về vấn đềcùng khai thác các giếng dầu trong khu vực.

Bang giao Trung-Nhật đã trở nên tồi tệ năm ngoái, sau khi một thuyềnđánh cá của Trung Quốc đụng phải một tàu tuần duyên Nhật Bản gần vùngđảo này.

Nhật Bản vẫn tỏ ra lo ngạiviệc Trung Quốc không ngừng tăng ngân sách quốc phòng. Giờ đây, Tokyo lạicàng cảnh giác đề phòng với Bắc Kinh, nhất là trong mấy tuần gần đây căngthẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines gia tăng doBắc Kinh càng ngày càng tỏ thái độ cứng rắn trong việc đòi hỏi chủ quyền tạikhu vực này.


Theo Nhật Mai
 Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.